Cuộc đàm phán thuận lợi
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp mặt ngày 27/4 tại Bàn Môn Điếm, bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đã được trông chờ lâu nay từ cả hai phía, cam kết đem lại hòa bình cho hai miền bán đảo.
Cuộc gặp Thượng đỉnh lần này là bước đầu tiên trong một hành trình dài. Tổng thống Moon đã thực hiện các bước tiến mới trong sự cố vấn sát sao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người sẽ đồng ý với mọi điều được hai nước trên bán đảo đồng thuận. Cùng lúc đó, ông Kim cũng sẽ thực hiện những điều đã thảo luận cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Moon dường như đã được bật đèn xanh để dẫn dắt cuộc đàm phán. Không ai rõ liệu ông Kim đang có dự định gì.
Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Moon Jae-in tỏ ra sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên hơn người tiền nhiệm Park Geun-hye. Có thể ông Trump sẽ đồng thuận với cách tiếp cận này của ông Moon.
Quan trọng hơn thế, ông Moon đã đủ khả năng gánh vác "vai trò trung gian" giữa bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ và Trung Quốc.
Những vấn đề then chốt cần được giải quyết giữa các bên trên bàn đàm phán được tóm tắt như bảng dưới đây.
Nội dung các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Mỹ - Triều Tiên, xếp theo thứ tự ưu tiên:
Mỹ cần Triều Tiên | Triều Tiên cần Mỹ |
---|---|
Phi hạt nhân hóa (giải trừ vũ khí hạt nhân và đóng băng chương trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân) | Đảm bảo an ninh và hòa bình tại Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản; kí hiệp định không xâm lược |
Phi quân sự hóa; giảm tải căng thẳng ở biển Hoàng Hải | Gỡ các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Liên Hợp Quốc |
Loại bỏ các cuộc tấn công mạng | Kết thúc hoặc giảm tần suất các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn |
Loại bỏ vùng phi quân sự, vạch phân giới | Rút lính Mỹ và tên lửa phòng không Mỹ |
Trao trả công dân Mỹ, Nhật | Cung cấp viện trợ nước ngoài, hỗ trợ phát triển |
Tạo điều kiện để gia đình hai miền bán đảo đoàn tụ | Bình thường hóa quan hệ ngoại giao |
Không yêu cầu Triều Tiên thay đổi chế độ | |
Kí hiệp ước hòa bình, kết thúc Chiến tranh Triều Tiên | |
Chấm dứt tuyên truyền ở hai bên giới tuyến |
Vấn đề cơ bản của Mỹ và Hàn Quốc muốn hướng tới là phi hạt nhân hóa bán đảo liên Triều, bao gồm loại bỏ chương trình nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Ông Kim đã tái khẳng định với ông Moon rằng Triều Tiên sẽ hợp tác cùng Hàn Quốc trong "mục tiêu" phi hạt nhân hóa. Nhưng không có chi tiết cụ thể nào được công bố.
Ông Moon và ông Kim đã đồng ý chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1953. Cả 2 đồng ý phi quân sự hóa biên giới vào tháng 5.
Cái ôm nồng ấm của lãnh đạo hai nước Hàn-Triều
Ông Kim đồng ý cho phép các gia đình đoàn tụ tại khu phi quân sự (DMZ) vào tháng 8 tới, nhằm hạn chế dòng người dân di chuyển từ nước này qua nước khác. Cả hai đều đồng ý kết thúc các chương trình tuyên truyền tiêu cực, bao gồm rải tờ rơi sang quốc gia còn lại, hoặc dùng loa phóng thanh âm lượng lớn tuyên truyền sang bên còn lại.
Nhìn chung, hai nước đã đồng ý làm việc cùng nhau, tham gia đối thoại thường xuyên, theo đuổi hòa bình, cải thiện mối quan hệ và phát triển kinh tế, thúc đẩy các nỗ lực nhân đạo.
Các đầu mục này đều đã được đề cập trong những lần đàm phán thất bại trước đây, vậy nên quá trình sẽ có thể diễn ra nhanh hơn dự định. Bây giờ sẽ là thời điểm để các kế hoạch đi vào thực tiễn. Chỉ có việc phi hạt nhân hóa là ngoại lệ.
Vấn đề trọng yếu: Phi hạt nhân hóa
Bước tiếp theo trong tiến trình ngoại giao lần này là ông Moon sẽ tới Washington để đàm phán với ông Trump. Có thể thấy, ông Kim sẽ hội kiến với ông Tập trước. Sau đó, ông Trump và ông Kim sẽ gặp mặt vào tháng 6 tới để bắt đầu cuộc đàm phán.
Mặc dù Nhật Bản là cường quốc trong khu vực, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe không tham gia, mặc dù ông Abe đang ở Washington, và rất có thể đang đàm thoại về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
Không ai biết liệu ông Trump hay ông Moon có sẵn sàng khi hội nghị Thượng đỉnh diễn ra hay chưa. Những nội dung này đều được các nước giữ bí mật.
Phi hạt nhân hóa bán đảo là vấn đề trọng yếu nhất cho tới thời điểm hiện tại. Liệu ông Trump có thể chiều lòng ông Kim đến đâu để đổi lại việc ông Kim chấp nhận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?
Vấn đề nổi cộm nhất của Mỹ và Hàn Quốc là bốn thỏa thuận phi hạt nhân hóa đã thất bại trong quá khứ. Mọi lần, Triều Tiên đều đồng ý phi hạt nhân hóa, sau đó vi phạm thỏa thuận. Hiện tại, Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân.
Nếu ông Trump đủ tỉnh táo, ông sẽ có cách đàm phán đủ khéo léo với ông Kim, dựa trên những gì sẽ cam kết. Ví dụ, các cấm vận sẽ cần dần giảm tải dựa trên mức độ cộng tác và tuân thủ của Triều Tiên.
Cần phải nhắc lại rằng, ông Trump là người đã phản đối thỏa thuận hạt nhân của ông Barack Obama với Iran trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân.
Ông Obama đã cắt bỏ hàng loạt cấm vận và hạn chế để buộc Iran phải kí vào thỏa thuận. Ông Trump không nên mắc phải sai lầm này một lần nữa.
Nhưng ông Trump đã rất không nhất quán trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên và các chính sách khác. Các nhà phân tích lo ngại ông Trump, cũng như ông Obama, sẽ kí bất kì điều gì miễn là đạt được thỏa thuận.
Những người khác tin rằng tính cách bất ổn định của ông Trump sẽ dẫn tới chiến tranh. Có thể ông Trump sẽ hành động ở giữa hai thái cực này vào tháng 6 tới. Theo báo cáo từ tờ Politico, sau khi nghe kết quả ở thượng đỉnh liên Triều, ông Trump đã bày tỏ rằng "mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng hãy để thời gian trả lời."
* Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.
* For English version, click here.
* Đọc bản gốc bằng tiếng Anh tại đây.