Vaccine nào có thể chống chọi 4000 biến thể virus gây bệnh Covid-19 trên thế giới?

Hồng Nhung |

Thế giới phải đối mặt với khoảng 4000 biến thể virus gây bệnh Covid-19 khiến cuộc chạy đua cải tiến vaccine đang khẩn thiết hơn bao giờ hết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thế giới phải đối mặt với khoảng 4000 biến thể virus gây bệnh Covid-19 khiến cuộc chạy đua cải tiến vaccine đang khẩn thiết hơn bao giờ hết.

Vào ngày hôm nay (4/2), Anh cho biết các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm cách pha trộn liều lượng nhằm điều chỉnh công thức sáng chế ra loại vaccine Pfizer và AstraZeneca.

Hàng nghìn biến thể được xác định là loại virus đột biến, bao gồm cả những biến thể từng phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil và có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể khác.

Bộ trưởng Triển khai vaccine của Anh - Nadhim Zahawi nhận định các loại vaccine hiện tại chưa thể có khả năng chống lại các biến thể mới của loại virus này.

"Chưa thể xác định loại vaccine hiện tại sẽ không có hiệu quả kháng các loại biến thể cho dù ở Kent hay các biến thể khác, đặc biệt là khi bệnh diễn biến nặng và phải nhập viện. Nhiều nhà sản xuất vaccine như Pfizer-BioNTech, Moderna, Oxford-AstraZeneca và những người khác đang xem xét cách thức điều chế vaccine nhằm đảm bảo có thể chống chọi lại với bất kỳ biến thể nào – hiện có khoảng 4000 biến thể virus gây bệnh Covid-19 trên toàn thế giới", ông Zahawi nói trên Sky News.

Làn sóng lây nhiễm tiếp tục gia tăng và xuất hiện rất nhiều biến thể của loại virus này. Biến thể mới được phát hiện ở Anh được gọi là VUI-202012/01 sẽ khiến tình trạng lây nhiễm nhanh hơn và nặng hơn.

"Chúng tôi có ngành công nghiệp giải trình tự bộ gen lớn nhất – chiếm khoảng 50% ngành công nghiệp giải trình tự bộ gen trên thế giới- và chúng tôi đang lưu giữ một thư viện gồm tất cả các biến thể nhằm đối phó với các thách thức của bất kỳ loại virus nào cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất vaccine", ông Zahawi nhấn mạnh.

Dịch bệnh do loại virus SARS-CoV-2 đã khiến 2,268 triệu người tử vong trên toàn thế giới kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, thống kê Đại học Johns Hopkins cho biết.

Vào ngày hôm nay (4/2), Anh đã phát động thử nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch đối với loại vaccine của Pfizer và AstraZeneca trong liệu trình yêu cầu áp dụng tiêm 2 mũi. Các nhà nghiên cứu của Anh cho biết dữ liệu tiêm chủng 2 mũi tiêm của loại vaccine này có thể đạt được hiệu quả nhất định. Thử nghiệm sẽ kiểm tra các phản ứng miễn dịch của liều ban đầu của vắc xin Pfizer và sau đó là tiêm nhắc lại AstraZeneca's, cũng như ngược lại với khoảng thời gian từ 4 đến 12 tuần.

Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại