Ukraine 'chặn đứng' cả nghìn km đường dẫn khí đốt Nga đến châu Âu: Lĩnh vực 'huyết mạch' của Nga có thể mất 6,5 tỷ USD, EU đối diện tương lai 'mịt mù'

Vu Lam |

Business Insider cho biết, Nga có thể mất hàng tỷ USD nếu Ukraine không tiếp tục ký thoả thuận đưa dòng chảy khí đốt từ Moscow đi qua nước này.

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine là nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng của châu Âu. Song, đường ống này đối diện với khả năng bị “bóp nghẹt” do ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga - Ukraine.

Cuối năm nay, gã khổng lồ ngành năng lượng do nhà nước Ukraine đều hành, Naftogaz, sẽ gia hạn thoả thuận đường ống dẫn khí đốt với Gazprom của Nga. 2 quốc gia đang trong quá trình đàm phán song khả năng đạt được thoả thuận trước khi hết hạn vào tháng 12 là rất thấp. Có thể, Nga sẽ chịu thiệt hại lên tới 6,5 tỷ USD/năm.

Việc chấm dứt thoả thuận đối với đường ống này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại khí đốt của Nga, vốn là “huyết mạch” đối với nền kinh tế này. Do các lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh số bán dầu và khí đốt của Nga đã giảm 24% vào năm ngoái.

Trong khi đó, Ukraine cũng có khả năng phải đối mặt với tổn thất. Theo BI, trích dẫn ước tính từ một công ty tư vấn ở Kyiv, quốc gia này có thể mất khoảng 800 triệu USD/năm phí “quá cảnh” khí đốt.

Ngoài ra, vấn đề an ninh năng lượng của châu Âu cũng có thể bị ảnh hưởng. Châu lục này đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga trong 2 năm qua, nhưng vẫn nhận khí đốt của Moscow qua 2 đường ống. Thoả thuận “quá cảnh” khí đốt hết hạn cuối năm nay chiếm tới 5% tổng lưu lượng khí đốt của châu Âu.

Từng cung cấp tới 40% khí đốt cho châu Âu, Nga đã cắt giảm lượng khí đốt chảy sang châu lục này và tăng cường xuất khẩu sang những nơi khác. Gần đây, Nga đã thiết lập một thoả thuận đường ống dẫn khí đốt với Trung Quốc - quốc gia đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Trong bối cảnh đường ống khí đốt Nga - Ukraine đứng trước rủi ro không thể gia hạn, Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán với Azerbaijan, quốc gia đang cung cấp khí đốt cho 8 nước châu Âu.

Tuy nhiên, trên thực tế, sản lượng khí đốt của Azerbaijan không đủ để thay thế hoàn toàn ngay cả trong ngắn hạn đối với khí đốt chuyển hướng từ Nga, theo Anne-Sophie Corbeau, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia.

Ngoài ra, các thoả thuận và Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á có thể sẽ được Ukraine cân nhắc, nhưng thời gian để đưa ra một kế hoạch trước khi thoả thuận với Nga hết hạn là rất gấp gáp.

Khi nguồn cung và cầu trên thị trường vẫn có sự cân bằng, thì việc mất đi tuyến đường qua Ukraine gần như chắc chắn sẽ gây ra biến động trên thị trường châu Âu. Sự gián đoạn xảy ra ở Na Uy hay các vấn đề vận chuyển LNG cùng mùa lạnh sắp đến có thể khiến giá khí đốt tăng vọt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại