Tỷ phú bề thế ngang ngửa Rockefeller mặc cả từng cắc bạc khi người thân bị bắt cóc: Tam quan của người giàu khác biệt ở điểm này

Thuỳ Anh |

Có một nghịch lý là người càng giàu càng keo kiệt, lý do là bởi tư duy của các tỷ phú rất đơn giản: Mức giá đưa ra phải xứng đáng với giá trị của nó!

Nói đến người giàu nhất thế giới, ai cũng sẽ nghĩ đến Bill Gates hoặc Jeff Bezos, có một thống kê từ năm 1995 đến năm 2007, Bill Gates đã 13 năm liên tiếp giữ ngôi vị người giàu nhất.

Nhưng trong lịch sử, có một người đàn ông đã giữ vị trí này lâu hơn Gates, ông là người giàu nhất thế giới trong 20 năm liên tiếp. Vị tỷ phú này có tên là Paul Getty.

Hiện nay hầu hết mọi người không biết Paul Getty, nhưng chỉ nửa thế kỷ trước, Paul Getty là một ông trùm nổi tiếng không kém gì "ông trùm dầu mỏ" Rockefeller.

Vào những năm 1950, tài sản của Getty đạt 3 tỷ USD (tương đương 26 tỷ USD ngày nay). Từ năm 1957 cho đến khi qua đời, Paul Getty vẫn luôn là người giàu nhất thế giới.

1. "Grandet" trong thế kỷ 20

Paul Getty là người giàu nhất thế giới, đồng thời ông cũng là một "kẻ keo kiệt" nổi tiếng, gần như sánh ngang với Grandet trong các tác phẩm của Balzac.

Để tránh người khác nhòm ngó, Getty đã lắp đặt một bốt điện thoại công cộng tại nhà. Khi ở khách sạn, ông cảm thấy phí giặt là ở đó quá đắt nên đã tự giặt quần áo.

Thậm chí, có lần cháu trai của ông bị bắt cóc, bọn bắt cóc đòi số tiền chuộc 17 triệu USD và ông tuyên bố công khai rằng sẽ không trả một xu nào. Sau nhiều tháng thương lượng, số tiền chuộc đã giảm từ 17 triệu USD xuống còn 7 triệu USD, cuối cùng là 4 triệu USD, ông hứa sẽ trả 2,2 triệu USD - Số tiền còn lại để con trai trả.

Sự "keo kiệt" của Getty trong vụ án bắt cóc này đã khiến mọi người thay đổi cách nhìn nhận về "tam quan" của người giàu và cho đến hơn 40 năm sau, câu chuyện của ông đã được dựng thành phim "Money World".

Hầu hết mọi người đều chỉ trích Getty vì quá coi trọng tiền bạc, thậm chí còn không quan tâm đến tính mạng của cháu mình. Nhưng ở một góc độ khác, Getty là người giàu nhất thế giới không thể được đánh giá bằng con mắt bình thường, bởi vì sự hiểu biết của ông về tiền bạc quả thực khác với số đông.

Tỷ phú bề thế ngang ngửa Rockefeller mặc cả từng cắc bạc khi người thân bị bắt cóc: Tam quan của người giàu khác biệt ở điểm này - Ảnh 1.

2. Một cách nhìn khác biệt về tiền

Getty giải thích lý do tại sao ông từ chối trả tiền chuộc: "Tôi có 14 đứa cháu, nếu chấp nhận thỏa hiệp với chúng thì tôi sẽ có 14 đứa cháu bị bắt cóc".

Nếu tiền chuộc được trả dễ dàng thì bọn bắt cóc sẽ liên tục tìm đến gia đình của mình, như vậy chẳng khác gì đang khuyến khích người khác "làm giàu bằng bạo lực".

Ngoài ra, tỷ phú Getty còn có 2 lý do sâu xa hơn:

Đồng tiền bỏ ra phải xứng đáng

Hầu hết mọi người đều cho rằng Getty quá giàu, 17 triệu USD chỉ đơn giản là "số lẻ" không đáng kể. Ông cho biết "khái niệm tiền bạc" của mình gói gọn trong một câu: "Mọi thứ trên đời đều phải có giá".

Getty là một doanh nhân, theo quan điểm của ông, kẻ bắt cóc đang làm ăn với mình và muốn bán mạng cháu của ông với giá 17 triệu USD. Lúc đầu Getty không đồng ý, vì ông cảm thấy đời cháu có giá, nhưng chắc chắn giá không phải là 17 triệu USD!

Ông không đưa tiền nhưng không thể để cháu trai mất mạng nên đã cử vệ sĩ đến thương lượng giá cả.

Giao dịch với giá thấp nhất

Getty có rất nhiều kinh nghiệm "mặc cả": Ông thường có một sở thích, đó là sưu tập các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới, và thường mua một số bức tranh nổi tiếng bị đánh cắp.

Vì không thể nhìn thấy những bức tranh, vị tỷ phú đã áp dụng một phương pháp mặc cả đặc biệt và cuối cùng giảm giá xuống mức thấp nhất trước khi mua. Getty đã sử dụng phương pháp này để biến vụ án bắt cóc thành một cuộc đàm phán thương mại.

Khi ngã giá xuống còn 4 triệu, Getty không chịu đưa tiền, kẻ bắt cóc mất kiên nhẫn chặt đứt một bên tai của con tin. Tin tức này đã trở thành tiêu đề của bản tin, và mẹ của đứa cháu trai đã mua 1.000 tờ báo và gửi cho Getty.

Người vệ sĩ cũng không chịu nổi đã "đe dọa" Getty, nếu ông không đưa tiền, anh ta sẽ phá hủy hệ thống an ninh của ngôi nhà. Getty nghĩ lại, hình ảnh công cộng và an toàn tính mạng của cháu, giá trị thấp nhất cũng là 4 triệu, cuối cùng ông cũng đồng ý đưa tiền.

Cuối cùng, Getty chỉ phải trả 2,2 triệu, vì số tiền này được miễn thuế, và con trai ông phải chịu trách nhiệm bù vào phần còn lại.

Tỷ phú bề thế ngang ngửa Rockefeller mặc cả từng cắc bạc khi người thân bị bắt cóc: Tam quan của người giàu khác biệt ở điểm này - Ảnh 2.

3. Triết lý về tiền bạc của người giàu

Ở một góc độ nào đó, sự "keo kiệt" của Getty cũng có lý, chính sự am hiểu này đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới. Từ bài học của ông, có 2 điểm có thể được sử dụng trong đầu tư:

Tìm ra giá trị đích thực của "mặt hàng"

Những hành vi keo kiệt của Getty như tự giặt quần áo, lắp điện bốt điện thoại trong nhà... từ khía cạnh nào đó cho thấy ông đã nhìn thấy giá trị của chúng và biết khoản tiền nào không nên tiêu.

Trong lĩnh vực đầu tư, đây là phương pháp mà các tỷ phú thường nhắc đến: Đầu tiên tìm ra giá trị thực của một công ty, sau đó so sánh với giá cả, rồi quyết định mua hay không.

Giá của mọi thứ có thể được "thương lượng"

Getty biết cách thay đổi giá của một thứ thông qua thương lượng. Ban đầu bọn bắt cóc đòi 17 triệu USD, Getty cử người đến thương lượng và nói: Địa vị của đứa cháu này trong gia đình không cao và nó không có giá trị như anh nghĩ.

Qua nhiều lần thương lượng, bọn bắt cóc hạ giá chuộc hết lần này đến lần khác, và cuối cùng chỉ còn 1/4 giá ban đầu. Thế giới kinh doanh cũng là thế giới con người, vì Getty nắm bắt chính xác bản chất con người nên ông có cách hành xử không tuân theo quy tắc của người thường.

Tương tự, khi mọi người tham gia vào thị trường có thể thấy được sự thay đổi hàng ngày của giá cổ phiếu. Đó là một "trò chơi" thương lượng giữa người mua và người bán. Giá cổ phiếu sẽ không ở mức cao mãi mãi, khi nó vô tình giảm xuống dưới giá trị thật thì đây là cơ hội tốt nhất cho những người biết nắm bắt.

Tỷ phú bề thế ngang ngửa Rockefeller mặc cả từng cắc bạc khi người thân bị bắt cóc: Tam quan của người giàu khác biệt ở điểm này - Ảnh 3.

4. "Lời nguyền" của sự giàu có

"Quan niệm tiền bạc" của tỷ phú Getty đã giúp ông tích lũy được khối tài sản khổng lồ, nhưng suy cho cùng, ông cũng không thể thoát khỏi cái kết "giàu ba họ".

Người con cả của ông uống thuốc độc tự tử vì trầm cảm, người con thứ hư hỏng và nghiện ma túy, cuối cùng toàn bộ công việc gia đình được giao cho người con trai thứ ba.

Đáng tiếc là cậu con trai thứ ba không có sự nhạy bén trong kinh doanh, lại là một người nghiêng về nghệ thuật, thích văn học, phim ảnh. Anh ta không chỉ bán công ty dầu khí của Getty mà còn bán cả tài sản thừa kế của cha mình.

Về phần đứa cháu trai bị bắt cóc, anh ta cũng bị nhiễm ma túy, bị đột quỵ do dùng thuốc quá liều, và phải ngồi xe lăn trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Không thể phủ nhận rằng Getty có một cái nhìn sâu sắc về tiền bạc, và ông rất giỏi trong việc đo lường mọi thứ xung quanh mình bằng tiền. Nhưng có lẽ ông không ngờ rằng trên đời còn rất nhiều thứ khác như tình cảm, cuộc sống... không thể đo đếm được bằng tiền. Vì vậy song song với việc kiếm tiền, việc đầu tư vào thế hệ sau cũng rất quan trọng.

Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành dành nhiều tâm huyết cho công việc kinh doanh nhưng cũng rất coi trọng giáo dục gia đình, ông đã dạy các con trai những nguyên tắc sống và ý thức kinh doanh cho chúng từ khi còn nhỏ.

Con trai lớn của ông tiếp xúc với công việc kinh doanh của gia đình từ rất sớm, cho đến khi cha về hưu ở tuổi 90, anh mới chính thức tiếp quản đế chế kinh doanh của cha mình.

Lý Gia Thành thường dạy con: "Cấp độ cao nhất của cuộc sống là có được sức mạnh của một con sư tử và trái tim của một vị bồ tát". Sức mạnh của sư tử được sử dụng để chiến đấu và kiếm tiền trên thương trường; trái tim của vị bồ tát để đối xử tử tế với mọi người xung quanh.

Nguồn: Zhihu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại