Tuyên bố đanh thép trên bàn đẻ của người phụ nữ quyết để con mang họ mẹ

Ngọc Ánh |

Trong cơn đau xé da xé thịt cô đã quyết định không thể cho con mình một người bố tồi tệ như thế.

01

"Tôi không thể ly hôn", đó là câu nói quen thuộc của Hoài mỗi khi người thân động viên cô nên chấm dứt cuộc sống địa ngục ấy.

Chồng Hoài từng rất yêu vợ, yêu đến mức anh ta không màng đến bản thân mà che chắn cho cô trong một vụ tai nạn. Cũng từ ơn nghĩa đó mà Hoài quyết cả đời sẽ gắn bó với người đàn ông này.

Du không có mấy ưu điểm. Anh ta là người có suy nghĩ rất đơn thuần, hôm nay cứ vui đã mai ra sao cũng kệ. Du ham chơi, cờ bạc rượu chè cái gì cũng biết. Ưu điểm lớn nhất của Du là yêu Hoài, yêu đến cuồng nhiệt.

"Anh có thể vì em mà từ bỏ tất cả, vì em mà thay đổi, chỉ cần em ở bên cạnh anh, làm vợ anh", Hoài bị những lời ngon ngọt của Du thao túng tâm lý. Bao năm trôi qua cô vẫn chờ một sự thay đổi nào đó của anh ta nhưng không thể.

Sau vụ tai nạn, chân Du bị tật, không quá nặng nhưng anh đi lại không được thoải mái như người bình thường. Đám cưới của họ cũng được tổ chức nhanh gọn vì ban đầu gia đình Du không thích Hoài, họ chê nhà cô nghèo, nhan sắc cũng không có gì nổi bật.

Hôn nhân của Hoài đen tối ngay từ khi mới bắt đầu. Với bản tính của Du, anh ta không thể gánh vác trọng trách của một người chồng. Cứ vui lên thì anh ta nói yêu vợ, say xỉn anh ta lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ.

02

Một lần mẹ Hoài bất ngờ từ quê lên thăm con gái. Đúng hôm ấy Du có bạn về nhà ăn nhậu. Căn phòng trọ chật chội ồn ào tiếng hò dô, mùi thuốc lá nồng nặc trong khi Hoài đang mang bầu 5 tháng.

"Con vẫn sống thế này sao? Nó đối xử với con có khác gì ô sin đâu?", mẹ Hoài rớm nước mắt hỏi con gái. Cô lẳng lặng không nói một lời, lấy Du là do cô lựa chọn, sướng khổ gì cô cũng sự tự chịu.

Mẹ Hoài bức xúc gọi con rể giáo huấn thì bị nhận về tiếng cười khẩy khinh miệt. Ngay từ đầu bà đã cảm thấy Du không phải người đàn ông tốt nhưng con gái cứ nhất quyết nên bà đành chịu. Vậy mà nhà thông gia còn mỉa mai rằng con dâu tham giàu, họ thẳng tay cho con cái ra ở riêng để "biết thế nào là tự lập".

Thấm thoắt Hoài đã đến những ngày cuối của thai kỳ, Du vẫn không hề thương vợ như miệng anh ta vẫn nói. Sau cơn say trở về nhà, Du còn hạch sách Hoài phục vụ mình. Cô nghiêm túc yêu cầu anh thay đổi khi sắp làm bố. Vậy mà ngay đêm hôm đó, Hoài chuyển dạ vẫn phải một mình bắt taxi vào viện. Trong cơn đau xé da xé thịt cô đã quyết định không thể cho con mình một người bố tồi tệ như thế.

Ngay khi vào phòng đẻ, Hoài tuyên bố với nhà chồng con sẽ mang họ mẹ vì cô sẽ sớm hoàn tất thủ tục ly hôn. Cô đã cho chồng rất nhiều cơ hội nhưng anh ta không thay đổi, nếu cuộc hôn nhân này thực sự quan trọng anh ta đã không làm thế.

Tuyên bố đanh thép trên bàn đẻ của người phụ nữ quyết để con mang họ mẹ - Ảnh 1.

Tranh minh họa

03

Trên thực tế, mọi người có xu hướng phạm sai lầm theo quan điểm chủ quan của họ. Nó giống như việc đặt hai loại trái cây trong một cái giỏ. Sau vài ngày, trái cây bị thối rữa. Bạn cho rằng quả táo hỏng là vì nắng nóng quá hoặc ngay cả cái giỏ đựng cũng có thể là nguyên nhân. Nhưng đôi khi bạn lại bỏ qua sự thật, quả táo hỏng là do nó được đặt cạnh một quả cam đã thối.

Hãy thử đặt câu chuyện này vào một cuộc hôn nhân, khi bạn và các con là những quả táo tươi xanh lành lặn phải sống chung với người đàn ông đã "hỏng" nhân cách và đạo đức thì tương lai tất cả có tốt đẹp được không?

Khi hôn nhân không hạnh phúc, chúng ta luôn muốn tìm cách cải thiện tình hình nhưng lại luôn có thói quen bỏ qua lý do tại sao hôn nhân không hạnh phúc, đâu là gốc rễ của vấn đề?

Tuyên bố đanh thép trên bàn đẻ của người phụ nữ quyết để con mang họ mẹ - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Thực ra trong rất nhiều trường hợp, không phải người ta không hiểu, chỉ là khi hiểu ra thì giả vờ không hiểu hoặc tự lừa dối mình mà thôi.

Vì sao ngày càng có nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc, vì hôn nhân mang quá nhiều áp lực nhưng lại thiếu quá nhiều sự kiềm chế.

Vì vậy, có vẻ như cách duy nhất để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc là gặp được một người tốt ngay từ đầu.

Nhưng ai có thể may mắn như vậy, chưa nói đến một ngày nào đó người tốt có thể trở nên không tốt.

Nhìn từ góc độ này, hôn nhân dường như đã trở thành một kiểu sắp đặt của định mệnh, do số phận. Ít nhất, khi hôn nhân không hạnh phúc, bạn phải học cách hiểu: Mục đích ban đầu của hôn nhân không phải là hạnh phúc, mà chỉ là một trải nghiệm trong cuộc sống.

Giống như việc bạn muốn khám phá một nơi bí mật mà bạn chưa từng đặt chân đến. Tất nhiên bạn không biết bên trong có gì, mặc dù thứ bạn muốn thấy là muôn hoa khoe sắc, nhưng chỉ khi bạn tự mình bước vào và trải nghiệm, bạn mới có câu trả lời chính xác.

Mỗi một người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều có những ý nghĩa nhất định: Người tốt dạy bạn lòng nhân ái và biết ơn, người xấu dạy bạn mạnh mẽ và độc lập. Tuy khung cảnh khác nhau, trải nghiệm khác nhau, nhưng thứ bạn nhận được luôn có những giá trị riêng.

Hôn nhân cũng vậy, kết quả cuối cùng không phải do một mình mình có thể quyết định, nhưng giá trị nó đem lại đến đâu thì chắc chắn bạn tự quyết được.

Sẽ vẫn có người nói "tôi chẳng được gì từ cuộc hôn nhân này ngoài những tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần". Thực ra không phải, ít nhất cũng có thể coi là người đã từng trải qua hôn nhân, chúng ta có thể lấy kinh nghiệm của mình làm câu chuyện kể cho con cái, để chúng tránh lặp lại sai lầm tương tự.

Vậy nên, thay vì than thân trách phận, tự dằn vặt mình hãy mở rộng lòng hướng về phía trước với sự tích cực nhất có thể.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại