Trung tướng Valdemaras Rupsys. Ảnh: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), ông Rupsys đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc trao đổi với truyền thông tại căn cứ quân sự gần thị trấn Pabrade hôm 26/10. Các báo cáo cho rằng ông Rupsys đang đề cập đến pháo tự hành PzH 2000 do Đức sản xuất và hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ và Na Uy chế tạo.
"Chúng tôi không thể thực hiện nhiệm vụ này khi không có khả năng. Năng lực của chúng tôi đã đạt đến mức không thể chuyển giao thêm vũ khí cho Ukraine", Trung tướng Rupsys nói và cho biết ông sẽ đưa ra đề xuất tương tự với các nhà lãnh đạo, kêu gọi chính phủ tìm kiếm "các phương thức hỗ trợ khác" cho Ukraine.
Tuy nhiên, ông Rupsys thừa nhận rằng Litva có thể cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine nếu kho dự trữ vũ khí của quốc gia này được bổ sung. Ông cũng nhắc đến "nghĩa vụ đối với NATO" của quốc gia Baltic, giải thích rằng Litva phải trang bị pháo dã chiến, đơn vị hỏa lực và phòng không di động.
Tuyên bố của ông Rupsys được đưa ra trong bối cảnh nhà chức trách Litva đang cân nhắc bàn giao pháo tự hành và hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine sau khi nhận được yêu cầu từ Kiev. Tuy nhiên, các nhà phê bình cảnh báo động thái này sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ mới được tăng cường của Lithuania. Đầu tháng này, Tổng thống Gitanas Nauseda nói rằng ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng tại cuộc họp sắp tới của Hội đồng Quốc phòng Litva, nhưng không nêu rõ thời gian cụ thể.
Giống như nhiều nước thành viên EU và NATO khác, Litva đã cung cấp hàng loạt vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến tàu dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng. Quốc gia Baltic này đã viện trợ cho Ukraine sân bay bọc thép, xe SUV rà phá bom mìn cũng như hệ thống phòng không, vũ khí chống tăng và súng cối.
Hồi tháng 8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Litva Margiris Abukevicius cho biết nước này có thể tăng cường viện trợ vũ khí cho Kiev nếu NATO đồng ý bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt.