Thế nào là tuổi thọ tên lửa?
Thời hạn bảo đảm chất lượng của tên lửa thông thường được gọi là thời hạn sử dụng của tên lửa, là khoảng thời gian sau khi được niêm cất, bảo quản trong điều kiện quy định, tên lửa vẫn đảm bảo được các tính năng chiến - kỹ thuật với hiệu quả tác chiến như thiết kế ban đầu.
Các hãng sản xuất tên lửa khác nhau đưa ra quy định về thời hạn sử dụng, bảo quản tên lửa cũng khác nhau.
Có loại tên lửa được quy định theo khoảng thời gian bảo quản, như tên lửa phòng không Rattlesnake của Pháp có niên hạn sử dụng từ 7 đến 10 năm, tên lửa phòng không Sword của Anh có niên hạn sử dụng từ 5 đến 10 năm.
Có loại tên lửa được quy định theo niên hạn như tên lửa phòng không Aspide của Italia có niên hạn sử dụng 5 năm, tên lửa phòng không Javelin của Anh là 8 năm (khác với tên lửa chống tăng Javelin), tên lửa phòng không RBS của Thụy Điển là 15 năm.
Tuổi thọ tên lửa S-300 là bao nhiêu?
Riêng đối với tên lửa S-300 của Nga, để giữ được chất lượng đạn tốt, cần phải tuân thủ theo hướng dẫn bảo quản sử dụng, thời gian niêm cất và các giá trị tham số tin cậy được thể hiện cùng nhau, hướng dẫn bảo quản được quy định:
"Niên hạn sử dụng 10 năm, trong vòng 10 năm không cần thực hiện bất kỳ công tác kiểm tra nào, cuối năm thứ 10, độ tin cậy đạt được là 0.90, tỉ lệ phóng thành công là 0.80. Được phép kiểm tra 5 lần/năm."
Một tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 do Nga sản xuất.
Trên thực tế, niên hạn sử dụng này có ý nghĩa giống như ý nghĩa khuyến cáo chất lượng ghi trên bao bì đóng gói các sản phẩm tiêu dùng, nhưng tốt nhất là sử dụng trước ngày ghi trên bao bì, bảo đảm cho chất lượng sản phẩm ở trạng thái tốt nhất.
So sánh với tình trạng bảo quản và sử dụng thực tế của tên lửa hiện nay thì thời gian quy định về việc bảo quản, niêm cất tên lửa có phần bảo thủ. Mặc dù đã quá thời hạn sử dụng theo quy định, nếu tên lửa vẫn được cất giữ trong điều kiện tương đối tốt, về lý thuyết vẫn có thể sử dụng, nhưng độ tin cậy vẫn sẽ bị giảm sút.
Khác với các sản phẩm bao gói tiêu dùng, tên lửa là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ rất nhiều tổ hợp linh kiện với các chất liệu khác nhau, dùng một giá trị tham số để thể hiện thời gian niêm cất, bảo quản toàn bộ quả tên lửa thì thực sự là rất chung chung, không thực tế.
Để có tên lửa tốt, cần phải làm gì?
Người sử dụng và người bảo quản tên lửa bắt buộc phải nắm rõ thời gian sử dụng của từng loại bộ phận linh kiện. Một số linh kiện, thời gian sử dụng tương đối ngắn, nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian sử dụng chung của quả tên lửa.
Nếu có kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới những linh kiện này, thì niên hạn sử dụng của tên lửa sẽ được tăng lên rất nhiều, điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch về niên hạn sử dụng thực tế và niên hạn sử dụng theo quy định.
Ví dụ như tên lửa phòng không Javelin được Hải quân Anh đưa vào trang bị vào năm 1973, tới năm 1982 Anh và Agentina xảy ra tranh chấp tại quần đảo Manvinat, Hải quân Anh đã sử dụng tên lửa này để bắn rơi 5 máy bay chiến đấu và 1 máy bay trực thăng của Quân đội Agentina.
Tên lửa phòng không Javalin.
Tên lửa Javelin có niên hạn sử dụng theo quy định là 8 năm, nhưng tại sao sau 9 năm nó vẫn đạt được hiệu quả tác chiến tốt đến như vậy? Chúng ta sẽ xem xét đến thời gian sử dụng của từng bộ phận linh kiện chính của tên lửa Javelin phiên bản hải quân sẽ biết được lý do tại sao.
Một số các bộ phận của tên lửa như phần thân trước, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, máy đo gia tốc, nguồn điện hệ thống điều khiển đều có thời hạn sử dụng là 15 năm, các bộ phận thân giữa, thân sau, ngòi nổ, đầu đạn... có thời hạn sử dụng là 10 năm, điều này có nghĩa là thời hạn sử dụng của các cấu kiện chính và hệ thống điều khiển của tên lửa đều trên 10 năm.
Trong khi đó, tuổi thọ của động cơ tăng tốc, máy phát điện khí đốt và bộ tăng tốc tách động cơ khởi động ban đầu chưa đến 8 năm. Có thể thấy rằng, chỉ cần có kế hoạch bố trí thời gian hợp lý để thay thế các linh kiện hết thời gian sử dụng, có thể tăng niên hạn sử dụng cho tên lửa Javelin lên 10 năm.
Biện pháp thay mới lần lượt các linh phụ kiện tuổi thọ ngắn để tăng niên hạn sử dụng này thường được áp dụng ở các tên lửa được nghiên cứu chế tạo vào thời kỳ những năm 1950-1970.
Tuy nhiên, biện pháp này lại bộc lộ rõ những nhược điểm đó là: bắt buộc phải lập bảng biểu thời gian theo dõi kiểm tra bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống nhằm bảo đảm kịp thời thay thế các linh kiện, vật tư xuống cấp.
Điều này làm tăng đáng kể chi phí sử dụng của tên lửa. Đối với trường hợp tên lửa Javelin thì cứ 26 tháng lại phải tiến hành một đợt kiểm tra bảo dưỡng với quy mô tương đối lớn. Để đảm bảo độ tin cậy cao, cứ 3 năm một lần lại phải thay mới bộ đánh lửa của tên lửa.
Nếu tháo bộ đánh lửa ra và cất giữ bảo quản ở khu vực chuyên dụng, thì có thể cất giữ được từ 6 đến 7 năm. Do vậy mà rất nhiều tên lửa chiến thuật trong thời kỳ đó, khi không có chiến tranh thì các tên lửa đều được tháo rời và đưa vào bảo quản riêng.
Điều bất lợi là khi cất giữ các linh kiện này trong thùng chuyên dụng, đến thời điểm chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu lại phải lắp trở lại.
Hiện tượng này đã phản ánh được tình trạng của rất nhiều tên lửa chiến thuật trong thời kỳ đó mắc phải đó là: thời bình thì mất nhiều công sức để bảo dưỡng, khi xảy ra chiến tranh lại tốn nhiều thời gian lắp ráp, khởi động, điều này thực sự đã làm cho năng lực sẵn sàng chiến đấu của tên lửa giảm sút đáng kể.
Đối với niên hạn bảo quản theo thiết kế của tên lửa S-300 "trong vòng 10 năm không cần thực hiện bất kỳ việc kiểm tra nào" là tương đối yên tâm. Từ những năm 1970, loại tên lửa luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu như S-300 đã trở thành mục tiêu mà các mẫu thiết kế tên lửa chiến thuật phải hướng tới.
Một tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 do Nga sản xuất
Những loại tên lửa này có thể triển khai bố trí sẵn sàng chiến đấu trên trận địa liên tục 10 năm. Tuy nhiên, vẫn cần phải kiểm tra. Cái gọi là kiểm tra ở đây, thực chất chỉ là kiểm tra nhanh các hệ thống của tên lửa trong thời gian rất ngắn trước khi thực hiện hoạt động phóng.
Còn việc kiểm tra các tên lửa chế tạo ở thời kỳ trước đó cũng giống như việc tháo rời toàn bộ hệ thống máy vi tính ra, kiểm tra bo mạch chính ở bên trong, bên cạnh đó cũng luôn chuẩn bị sẵn tâm lý bất kỳ lúc nào kiểm tra cũng có thể gây ra hỏng hóc đối với máy tính.
Có thể thấy rằng, cùng một quy định về thời gian sử dụng là 10 năm như nhau, nhưng tình trạng sử dụng thực tế lại khác nhau nhiều