Từng là biểu tượng của sự khá giả, món điện tử gắn liền với Sony, Sharp này lại đang 'đếm ngược'?

Hoài Giang |

Đã có thời khi lên kế hoạch mua thứ hàng đắt tiền này, người tiêu dùng thường chỉ nghĩ tới 2 thương hiệu Nhật Bản.

Nhắc đến các thương hiệu Tivi cao cấp, chắc hẳn đa phần chúng ta đều ấn tượng với 2 thương hiệu lớn của Nhật Bản là Sony và Sharp.

Có thể nói chỉ khoảng 10 năm trước, Sony và Sharp quả thực là những kẻ thống trị lĩnh vực Tivi cao cấp, và vào lúc đó chưa có nhà sản xuất Tivi nào dám nói rằng sản phẩm của mình có chất lượng hình ảnh hơn Sony và Sharp.

Và vào thời điểm đó, lựa chọn gần như duy nhất của những người "có của ăn của để" về một mẫu Tivi cao cấp là 2 thương hiệu này - những thứ khác thường bị coi là không đáng để mắt tới.

Từng là biểu tượng của sự khá giả, món điện tử gắn liền với Sony, Sharp này lại đang 'đếm ngược'?- Ảnh 1.

Nhưng đó là câu chuyện của thập kỷ trước.

Với sự trỗi dậy của các nhà sản xuất Hàn Quốc và Trung Quốc, các thương hiệu Nhật Bản nói trên đã chìm vào suy thoái.

Ở thị trường tỷ dân Trung Quốc, trong khi Sharp, Toshiba bị các công ty nước này mua lại, Panasonic và các thương hiệu khác gặp khó khăn thì chỉ có duy nhất Sony - dựa vào dòng Tivi cao cấp, vẫn còn có chỗ đứng.

Tuy nhiên chỗ đứng nhỏ này cũng đang dần thu hẹp. Và điều đó không chỉ xảy ra ở Trung Quốc mà còn ở phạm vi toàn cầu.

Cụ thể dữ liệu phân tích doanh số bán Tivi toàn cầu của năm 2023 cho thấy Sony hiện còn không thể cạnh tranh các thương hiệu Trung Quốc chứ chưa nói tới người đứng đầu Samsung. 

Từng là biểu tượng của sự khá giả, món điện tử gắn liền với Sony, Sharp này lại đang 'đếm ngược'?- Ảnh 2.

Nếu nhìn vào số liệu này, có thể thấy cả Sony lẫn Sharp không thể lọt nổi vào top 5 khi lần lượt đứng thứ 7 và 10.

Bên cạnh Samsung dẫn đầu, LGE cũng của Hàn Quốc đứng thứ 4. Và trong top 10, 4 thương hiệu thuần Trung Quốc là Hisense, TCL, Xiaomi, Skyworth đều vượt qua Sony về doanh số.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng Philips và AOC thực chất là các thương hiệu Trung Quốc, còn Sharp hiện do Tập đoàn Hon Hai (Hồng Hải/Foxconn) điều hành.

Nếu dữ liệu nói trên chưa đủ thuyết phục, bạn có thể xem xét báo cáo mới được tổ chức phân tích Counterpoint Research công bố về riêng dòng Tivi cao cấp.

Có thể thấy trong năm 2023, Samsung đang dẫn đầu với 45% thị phần bán hàng, 44% doanh số.

Từng là biểu tượng của sự khá giả, món điện tử gắn liền với Sony, Sharp này lại đang 'đếm ngược'?- Ảnh 3.

Các vị trí tiếp theo từ thứ 2 đến thứ 4 là LG, TCL, Hisense và chúng ta cũng tìm thấy vị trí thứ 5 của Sony nhưng với thị phần bán hàng chỉ 5% tức là phân nửa so với TCL và Hisense cùng doanh số ảm đạm là 7%.

Như vậy nếu xét một cách toàn diện hay chi tiết về thị phần và doanh số thì 2 thương hiệu Sony và Sharp đã rớt khỏi "chiếu trên" và cho tới nay còn không thể đuổi kịp các thương hiệu Trung Quốc.

Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Thực ra vấn đề cũng không quá khó hiểu, sự phát triển của Tivi thực chất là "phái sinh" của việc cập nhật công nghệ màn hình. Thành phần cốt lõi của Tivi vẫn là màn hình và màn hình tốt đồng nghĩa với Tivi tốt.

Trong lúc người Hàn Quốc và Trung Quốc tập trung vào sản xuất các màn hình với công nghệ mới, chất lượng tốt hơn hoặc giá thành rẻ hơn thì người Nhật hiện đang đứng ngoài xu hướng này.

Hậu quả là nếu việc bán hàng không nhận được ảnh hưởng lớn từ danh tiếng được tạo dựng từ lâu trong lòng người hâm mộ, Tivi Sony có lẽ đã biến mất từ lâu.

Từng là biểu tượng của sự khá giả, món điện tử gắn liền với Sony, Sharp này lại đang 'đếm ngược'?- Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại