Đào bới hố bom Nga, người Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen', có thể khiến họ 'bó tay chịu trận'?

Hoài Giang |

Điều đáng buồn hơn là thứ này lại được sản xuất từ linh kiện Phương Tây.

Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen'?

Module (mô-đun) lập kế hoạch và điều khiển bay UMPK của Nga là bộ kit biến bom thường thành bom liệng. Nó bao gồm thiết bị định vị vệ tinh GLONASS và hệ thống điều khiển giúp tăng đáng kể độ chính xác, kèm theo cánh nâng cho phép bom bay xa hơn.

Trước đây các chuyên gia Phương Tây từng cho rằng UMPK được chế tạo "thủ công" với giá rẻ, chất lượng hoàn thiện thấp, thiếu nhiều tính năng so với bom thông minh JDAM của Mỹ.

Tuy nhiên một bằng chứng mới được phía Ukraine đưa ra cho thấy những phán đoán này có thể không còn chính xác.

Cụ thể người Nga đã tìm ra cách tăng mức độ bảo vệ các hệ thống điện tử trên UMPK trước nhiễu từ các hệ thống EW (Tác chiến điện tử) của đối phương bằng cách trang bị cho nó thiết bị "Kometa/Comet" (Sao chổi).

Đào bới hố bom Nga, người Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen', có thể khiến họ 'bó tay chịu trận'?- Ảnh 1.

"Kometa" màu vàng trên thân của UMPK.

Theo phía Ukraine, biến thể "Kometa" trang bị trên UMPK với 8 antenna (ăng-ten) có khả năng ngăn chặn đồng thời 7 nguồn gây nhiễu và đây được coi là biện pháp đáp trả việc Kiev tăng cường đưa các khí tài EW đến tuyến đầu.

Cần lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên phía Ukraine tìm ra "Kometa" trên vũ khí tầm xa Nga. Vào mùa thu năm 2023, tổ hợp này cũng đã được họ phát hiện trong những mảnh vỡ của UAV (máy bay không người lái) cảm tử Geran-2/Shahed-136.

Bình luận về phát hiện mới này, trang tin Topcor.ru lưu ý:

"Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, UAV và các loại bom đạn thông minh của Nga sẽ được bảo vệ tốt hơn nhiều trước các hệ thống EW của Ukraine".

Đào bới hố bom Nga, người Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen', có thể khiến họ 'bó tay chịu trận'?- Ảnh 2.

8 ăng-ten trên thiết bị.

"Kometa" là gì?

 Vào tháng 7/2023, tờ Militarnyi của Ukraine đã trả lời loạt câu hỏi nói trên và dưới đây là lược dịch bài viết:

"Sau nhiều năm, người Nga đã thành công trong việc phát triển một loạt thiết bị kỹ thuật số nhằm bảo vệ các thiết bị quân sự khỏi tác động của nhiễu.

Trong số đó thì "Kometa" đang là thứ gây khó khăn chính cho các hệ thống EW của Ukraine trong việc gây nhiễu UAV Nga, ngoài ra họ cũng đã bắt đầu đưa nó vào các bộ kit UMPK - để không thứ gì có thể ngăn cản chúng đánh trúng các mục tiêu định trước.

Mọi thứ bắt đầu từ sự phát triển của công nghệ khiến các thiết bị đầu cuối định vị vệ tinh đang ngày càng rẻ hơn, kích thước và trọng lượng cũng ngày càng giảm.

Tuy nhiên cũng như các hệ thống định vị vệ tinh khác, GLONASS của Nga từ lâu đã dễ bị can thiệp, dễ bị gây nhiễu điện tử nếu không có các biện pháp bảo vệ đặc biệt.

Để khắc phục tình trạng này, việc phát triển thiết bị chống nhiễu đã bắt đầu ở Nga vào cuối những năm 2000. Và nguyên mẫu đầu tiên nặng 40 kg của "Kometa" đã được thử nghiệm vào năm 2007.

Đào bới hố bom Nga, người Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen', có thể khiến họ 'bó tay chịu trận'?- Ảnh 3.

Các thiết bị "Kometa" đầu tiên khá cồng kềnh.

Sau đó nhà sản xuất VNIIR-Progress đã nỗ lực trong việc giảm trọng lượng và kích thước đồng thời cải thiện tính năng của thiết bị.

Hàng loạt biến thể nặng chưa tới 1 kg đã xuất hiện và cho tới hiện nay, phiên bản hiện đại nhất của "Kometa" chỉ còn 60 g, cho phép lắp đặt trên cả những chiếc Drone (máy bay không người lái cỡ nhỏ).

Theo nhà sản xuất Nga, để "vượt qua" một "Kometa" nặng 60 g, đối phương sẽ cần 2 nguồn gây nhiễu (khí tài EW), và với tổ hợp nặng 135 g thì số nguồn trở thành 5...

Tức là về lý thuyết thì các lực lượng phòng không có thể triển khai nhiều nguồn gây nhiễu như vậy ở gần mục tiêu - nhưng điều này có thể sẽ rất khó khăn trong thực tế.

Đào bới hố bom Nga, người Ukraine phát giác thứ 'lạ mà quen', có thể khiến họ 'bó tay chịu trận'?- Ảnh 4.

Cho tới phiên bản "Kometa" với 4 ăng-ten lắp trên UAV.

"Kometa" đầu tiên lọt vào tay người Ukraine là vào năm 2022 và từ một UAV trinh sát Orlan-10.

Thiết bị có kích thước 100X100X30 nặng 150 g sử dụng linh kiện của các công ty Altera/Intel (Mỹ), Taoglas và Cirocomm (Đài Loan -Trung Quốc).

Người Nga sẽ không thể triển khai Orlan-10 của họ nếu không có chúng vì sẽ ngay lập tức rơi vào tầm ảnh hưởng của các hệ thống EW của Ukraine.

Có thể nói biện pháp tức thời có thể giúp làm phức tạp việc sử dụng "Kometa" của người Nga, là việc Ukraine nên nhận thêm nhiều hệ thống EW mới. Còn về lâu dài, các đồng minh cần nỗ lực hơn trong việc chặn các kênh cung cấp linh kiện của Phương Tây cho thiết bị này".

Gần đây trên Internet cũng đã xuất hiện video quay cảnh bom chùm RBK-500 được bổ sung UMPK của Nga phá hủy các vị trí đối phương ở mặt trận Bakhmut/Artemovsk. Đoạn video cũng cho thấy khói từ vụ nổ của bom chùm SHOAB-0,5.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm rằng phía Ukraine cũng đang tích cực sử dụng các loại bom liệng như AASM HAMMER do Pháp sản xuất. Loại bom này là loại vũ khí chính xác, hoạt động trong mọi thời tiết, có thể triển khai ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không đối phương.

Cảnh quay chậm bom FAB-500 được bổ sung bộ kit UMPK mở cánh trước khi liệng tới mục tiêu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại