Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 |

Chúa Trịnh lún sâu vào ăn chơi hưởng lạc, nhân dân khắp nơi lầm than, khởi nghĩa liên tiếp nổ ra.

Tình hình chính trị

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.

Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.

Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào "vũng bùn" ăn chơi hưởng 1ạc. Vào dip Tết Trung thu, "chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn 1ồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá mấy chục lạng vàng".

Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm họan quan, ngạo mạn hách dịch..., cả nước căm ghét, ghê tởm, kinh sợ chúng".

Quan lại xét xử "đục nước béo cò", để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lí ngay đành phải chịu thua.

(Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)

 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 1.

Hình minh họa chúa Trịnh Sâm đam mê tửu sắc

Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất rnùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hoá. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.

Nhà sử học Phan Huy Chú viết: "Vì trưmg thu quá rnức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ, đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôm mà phải xé chài lưới".

(Lịch triều hiến chương loại chí)

Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.

Nạn đói khủng khiếp năm 1740 - 1741 ở Đàng Ngoài, "Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường... Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cả chuột, rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi".

(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)

Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Những cuộc khởi nghĩa lớn

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khăp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phươnng (1740 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.

 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 2.

Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII

Khởi nghĩa Lê Duy Mật hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An kéo dài hơn 30 năm.

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (quận Hẻo) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 3.

Thế kỷ XVIII xuất hiện nhiều thủ lĩnh của các phong trào nông dân

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyể lên Kinh Bắc uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa Nghệ An.

Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng úng.

Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghïa vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Ðiện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng tung hô Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr 116-117-118-119.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại