Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con, con trên 9 tuổi có nguyện vọng được ông nuôi dưỡng thì ông có thể yêu cầu toà án thay đổi người trực tiếp nuôi.

Vợ chồng tôi có một con nhỏ. Sau ly hôn, vợ tôi nhận nuôi cháu. Tuy nhiên, vợ tôi không trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con mà gửi về ông bà ngoại nuôi trong điều kiện không đảm bảo.

Câu trả lời tham khảo:

  • Điều 93 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên”.

    Theo điểm a, khoản 1, Điều 33 Bộ luật Dân sự quy định: “Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của bộ luật này”.

    Điểm a, b, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Dân sự quy định: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của bộ luật này”.

    Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con và con trên 9 tuổi có nguyện vọng được ông nuôi dưỡng thì ông có thể yêu cầu toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

  • Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp của ông là tòa án nhân dân cấp huyện và là toà án nơi vợ ông cư trú, làm việc hoặc là toà án nơi cư trú, làm việc của ông nếu giữa ông và vợ ông có văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn toà án này.

  •  

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại