Canada sẽ đóng cửa các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu than đến năm 2030 như một phần của chiến lược cắt giảm khí thải nhà kính theo thỏa thuận Paris về khí hậu, Bộ trưởng Môi trường Catherine McKenna đã công bố vào thứ Hai.
Các nhà máy nằm ở bốn tỉnh, tạo ra khoảng 10% tổng lượng phát thải khí CO2 của Canada, và việc đóng cửa các nhà máy này sẽ tương đương với việc cắt giảm lượng khí thải của 1,3 triệu chiếc xe lưu thông, hoặc 5 mega tấn lượng phát thải khí nhà kính, bà nói trong một cuộc họp báo.
“Như một phần trong tầm nhìn của chính phủ về một nền kinh tế tăng trưởng sạch, chúng tôi sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ sản xuất năng lượng than truyền thống sang năng lượng sạch vào năm 2030,”
Với sự đa dạng về năng lượng sạch như thủy điện, điện hạt nhân, năng lượng mặt trời và năng lượng gió, 80% sản lượng điện của Canada sản xuất ra không gây ô nhiễm không khí.
McKenna nói rằng bà nhắm đến mục tiêu 90% vào năm 2030. Trích dẫn số liệu của Ủy ban Năng lượng Quốc gia, bà lưu ý rằng công suất điện gió được tạo ra đã tăng gấp 20 lần trong thập kỷ qua trong khi công suất điện mặt trời tăng 125%.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nói thêm rằng việc kiểm soát carbon vẫn có thể cho phép một nhà máy hoạt động nếu một trong các tỉnh Alberta, New Brunswick, Nova Scotia hoặc Saskatchewan mong muốn được tiếp tục đốt than.
Saskatchewan đã có hành động quyết liệt phản ứng lại các hoạt động trên, tỉnh nói rằng điều này sẽ gây tổn hại lớn đến ngành nông nghiệp và ngành dầu mỏ đang phát triển.
Hầu hết các nhà máy điện đốt than ở Canada đã “khá già” và có thể được thay thế bằng các phương pháp sản xuất năng lượng sạch khác với “chi phí rất hợp lý”.
Bà McKenna cũng đặt ra mục tiêu mới có tham vọng hơn là giảm tổng lượng khí thải nhà kính (GHG) xuống 80% vào năm 2050, bắt đầu tính từ năm 2005.
Các nhà hoạt động môi trường và các đảng đối lập đến nay đã có những chỉ trích đối với chính phủ của Đảng Tự do vì đã giữ mục tiêu giảm mức khí thải nhà kính xuống còn 30% đến năm 2030 trước đó.
Động thái thúc đẩy việc Canada nhanh chóng thay thế các nhà máy đốt than sẽ làm gương cho các quốc gia Úc, Anh, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan noi theo.
Điều này là có thể, tuy nhiên, đưa Canada vào một con đường khác biệt so với Hoa Kỳ, trong khi đây là quốc gia láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất, có lẽ là một vấn đề cần lưu ý.
Thỏa thuận Paris hồi năm ngoái đã đặt mục tiêu giới hạn mức tăng trung bình của nhiệt độ Trái đất là 2 độ C so với thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp bằng cách cắt giảm khí thải nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Các quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ đã cam kết sẽ hạn chế lượng khí thải theo thỏa thuận bằng cách chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Nhưng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã tuyên bố hủy bỏ hiệp ước và thúc đẩy công nghiệp dầu, khí đốt và than đá, phủ nhận sự biến đổi khí hậu như “một trò lừa bịp” gây ra bởi Trung Quốc.
Nội các của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang chờ đợi tuyên bố trong tuần tới để xem liệu Hoa Kỳ có bật đèn xanh cho việc xây dựng hai đường ống mới để đưa dầu mỏ và khí đốt đến những vùng có ảnh hưởng thủy triều, để từ đó vận chuyển nguồn năng lượng dồi dào của Canada đến các thị trường mới ở nước ngoài.
Phần lớn năng lượng xuất khẩu của Canada hiện nay là đến Hoa Kỳ.
Các nhà phê bình đặt câu hỏi về nghịch lý khi mà chính phủ ủng hộ việc xây dựng những đường ống mới trong khi hoạt động đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi hy vọng rằng những hành động chống biến đổi khí hậu của Canada sẽ bao gồm cả các biện pháp tương ứng để giải quyết vấn đề khí thải từ dầu mỏ và khi đốt từ hai đường ống dẫn mới,” Karri Munn-Venn, một nhà phân tích chính sách nói.
Tham khảo Independent