Từ tiếng Việt nào tổng hòa đủ 5 âm sắc, mỗi dấu ra một nghĩa khác nhau? Đáp án quen thuộc

BOB V |

Từ tiếng Việt nào mà lắt léo thế nhỉ?

Nếu muốn rèn luyện trí não và tư duy nhưng không mất vui thì xin mời hãy thử tài với những câu đố mẹo tiếng Việt. Một điểm rất hay ở tiếng Việt đó là nằm ở những thanh điệu, 5 thanh điệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng khi thêm vào bất cứ chữ nào đang là thanh ngang thì đều tạo ra một chữ mới với ý nghĩa hoàn toàn khác. Cũng chính vì điểm này nên các câu đố vui mới trở nên lắt léo và khó đoán.

Một câu hỏi đố chữ có nội dung như sau: Giữ nguyên là một đồ vật, thêm sắc là con vật, thêm huyền là một loại quả, thêm hỏi là người lớn nhất anh em trong nhà?​ - Là chữ gì

Bạn có đoán ra được đó là từ gì không? Nếu vẫn còn đắn đo thì hãy xem phần giải thích dưới đây nhé!

Từ tiếng Việt nào tổng hòa đủ 5 âm sắc, mỗi dấu ra một nghĩa khác nhau? Đáp án quen thuộc - Ảnh 1.

Chữ cần tìm trong câu đố trên là CA.

Ca là một đồ vật, khi thêm dấu sắc sẽ thành cá, từ để chỉ một con vật vốn đã rất quen thuộc.

Ca khi thêm huyền lại trở thành cà, cũng là một loại quả mà người Việt rất hay sử dụng trong chế biến món ăn.

Còn thêm hỏi cho chữ ca thì tất nhiên chúng ta có từ cả, từ dùng để chỉ người anh em lớn nhất trong gia đình.

CA - CÁ - CÀ - CẢ đều thỏa yêu cầu của câu đố mẹo trên.

Bạn có thấy đáp án này quá khó không? Hãy dành chút thời gian nếu bạn vẫn muốn thử tài đoán chữ với các câu đố tiếng Việt bằng câu hỏi sau:

Bà già thì thích

Trẻ nít không ưa

Mất huyền, con vật cày bừa cho ta

Thiếu đầu là của ông già

Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều - Là chữ gì?

Từ tiếng Việt nào tổng hòa đủ 5 âm sắc, mỗi dấu ra một nghĩa khác nhau? Đáp án quen thuộc - Ảnh 2.

Rất nhiều đáp án được đưa ra, song câu trả lời đúng chỉ có một chữ duy nhất. Đó là chữ TRẦU.

Ăn trầu là một tục lệ cổ xưa của người Việt, nhất là với phụ nữ độ tuổi trung niên, những cụ già. Ăn trầu cau còn thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ở nông thôn. Phụ nữ khi đến thăm nhà bạn đều được mời miếng trầu, sau đó họ mới hàn huyên, đàm đạo. Ngày nay, những người ăn trầu dần ít đi, đa phần chỉ còn các cụ già ở nông thôn là còn giữ phong tục này.

Từ chữ TRẦU, nếu bỏ dấu huyền ta được chữ TRÂU - tức loài động vật được người Việt Nam dùng cho việc đồng áng, cày bừa. Bỏ chữ cái đầu là T, ta được chữ RÂU, còn bỏ mất nón của chữ Â ta có chữ RAU.

Các chữ TRẦU - TRÂU - RÂU - RAU đều thỏa điều kiện mà câu đố đặt ra. Đáp án này có khiến bạn bất ngờ?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại