Hãy dành thời gian quan sát thật kỹ bức ảnh dưới đây, liệu bạn có phát hiện mối nguy hiểm ẩn mình trong đám lá cây?
Bạn có nhận thấy mối nguy hiểm rình rập ngay trước mắt mình? Ảnh: 2hottravellers
Nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được sự nguy hiểm phía trước mà vẫn tiếp tục bước tới thì có thể bạn sẽ giẫm lên một trong những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh và cái giá phải trả là không hề nhỏ chút nào cho sự thiếu quan sát này.
Một gợi ý nhỏ nếu như bạn vẫn chưa thể nhận ra điều nguy hiểm hòa lẫn đám cành lá, đó là một con rắn độc Copperhead đang ngụy trang một cách tài tình (đáp án ở cuối bài viết).
Tìm vị trí con rắn Copperhead. Ảnh: 2hottravellers
Rắn Copperhead. Ảnh: Rainy Adventures
Copperhead - bậc thầy về ngụy trang!
Rắn Copperhead (tên khoa học là Agkistrodon contortrix) là một loài rắn trong họ Rắn lục và cũng giống như các loài rắn khác trong họ này, chúng sở hữu nọc độc chết người. Không những thế, khả năng ngụy trang tài tình còn khiến chúng trở nên khó phát hiện hơn.
Hành vi này sẽ dẫn tới những cuộc chạm trán ngoài ý muốn với con người, như bị con người giẫm lên khi chúng đang ẩn nấp dưới đám cành lá như hình trên chẳng hạn, điều này có thể khiến chúng cắn trả để tự vệ dù loài này hiếm khi chủ động tấn công con người.
Chính hoa văn độc đáo trên thân mình của rắn cùng màu da có thể khác nhau tùy thuộc môi trường sống mà loài rắn này trở thành bậc thầy hóa trang trong các loại rắn.
Hơn nữa địa bàn sinh sống, phân bố của chúng rất rộng, hầu như khắp Bắc Mỹ, Mexico nơi có nhiều rừng rụng lá và rừng hỗn giao mà chúng có thể tận dụng tối đa lợi thế ngụy trang của mình.
Xem video:
Rắn độc Copperhead. Nguồn: Nat Geo
Thức ăn chính của Copperhead là các loại gặm nhấm nhỏ như chuột, chuột đồng (chiếm tới 90%), ngoài ra chúng còn ăn các loài côn trùng hay ếch nhái, thậm chí leo lên cây để ăn ve khi thức ăn khan hiếm.
Lượng nọc độc có thể gây chết người ở loài rắn này là khoảng 100 mg, tuy nhiên chúng cũng rất tiết kiệm lượng nọc và chỉ dùng khi thật sự bị đe dọa, thay vào đó chúng thường sử dụng "Dry bites" (vết cắn khô) không có độc để tóm gọn các con mồi nhỏ.
Các triệu chứng trúng độc khi bị loài rắn này cắn phải bao gồm: đau đớn tột độ, đau nhói thần kinh, nhịp tim tăng mạnh, sưng phồng tại chỗ vết cắn và buồn nôn, đặc biệt nếu vết cắn vào đầu ngón tay hay ngón chân sẽ càng gây nguy hiểm vì ở đây không có các cơ lớn hấp thụ chất độc.
Và cuối cùng sẽ là đáp án cho câu đố ở đầu bài viết:
Đáp án: Vị trí con rắn độc. Ảnh: 2hottravellers
Nguồn: 2hottravellers, Owlcation, Animaldiversity