Từ thảm họa sao chổi cách đây 13.000 năm, dự báo Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào năm 2030?

Cẩm Mai |

Người cổ đại dự báo, sao chổi sẽ quét qua Trái đất, hủy hoại nền văn minh nhân loại vào năm 2030, giống như cách đây 13.000 năm.

"Nền văn minh cổ đại tiên tiến phát triển mạnh trong kỷ Băng Hà đã bị xóa sạch khỏi hành tinh cách đây 13.000 năm vì sao chổi khổng lồ rơi xuống. Người cổ đại đã để lại cho chúng ta lời cảnh báo về các sự kiện trong tương lai."

Đó là giả thuyết của nhà nghiên cứu người Anh Graham Hancock trong cuốn sách của ông. 

Sự kiện Trái Đất bị tấn công từ sao chổi cách đây 13.000 năm

Ông Hancock lập luận rằng cách đây gần 13.000 năm, một sao chổi khổng lồ đã tiến sâu vào Hệ Mặt trời, vỡ thành nhiều mảnh.

Theo đó, do ảnh hưởng từ những mảnh vỡ sao chổi xảy ra cách đây 13.000 năm vươn rộng đến 1,6km và rơi với vận tốc 96.000km/h, đã tạo ra lượng nhiệt lớn làm chảy hàng triệu km2 băng, gây mất ổn định lớp vỏ Trái đất.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã phủ nhận giả thuyết của tác giả Graham Hancock. Họ tranh cãi rằng không có nền văn minh tiên tiến nào tồn tại trên hành tinh cách đây hàng vạn năm.

Từ thảm họa sao chổi cách đây 13.000 năm, dự báo Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào năm 2030? - Ảnh 1.

Hình minh họa: sao chổi bay trong không gian (nguồn ảnh: Internet).

Trên hành trình bay hướng về phía chúng ta, sao chổi vỡ ra thành nhiều mảnh, một số mảnh đã va chạm với Trái đất dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Ít nhất 8 mảnh vỡ đã rơi trúng mũ băng ở Bắc Mỹ, trong khi những mảnh vỡ khác rơi xuống mũ băng Bắc Âu.

Nhưng ông Hancock bị coi là người hoang tưởng, các chuyên gia từ chối xem xét giả thuyết của ông. Trái đất từng trải qua thời kỳ bị san phẳng với lập luận của nhà nghiên cứu hoang tưởng như thế, song họ không thể giải thích được những bí ẩn trong lịch sử.

Nhưng....

Thật bất ngờ, các chuyên gia của trường ĐH Edinburgh (Scotland) ấn hành một báo cáo khoa học do ông Hancock viết, làm các học giả thấy rằng giả thuyết của ông không vớ vẩn như họ từng nghĩ trước đây.

Theo các nhà khoa học, tảng đá chạm khắc phức tạp được tìm thấy tại ngôi đền Göbekli Tepe cổ nhất trên Trái đất là bằng chứng cho thấy sao chổi gây ảnh hưởng đến Trái đất vào khoảng năm 11.000 trước CN, gây ra đại hồng thủy quét sạch nền văn minh.

Từ thảm họa sao chổi cách đây 13.000 năm, dự báo Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào năm 2030? - Ảnh 2.

Ngôi đền Göbekli Tepe.

Các phép đo cho thấy địa tầng ở Göbekli Tepe thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hình thành vào khoảng năm 9600 trước CN. Do đó, nó lâu đời hơn 6.500 năm tuổi so với bãi đá Stonehenge và lâu đời hơn 7000 năm tuổi so với kim tự tháp cổ nhất hành tinh.

Như Hancock giải thích, có bằng chứng trên khắp thế giới về tác động to lớn đó. Thiên thạch khổng lồ đã rơi xuống hành tinh va vào lớp vỏ Trái đất mạnh bằng vài nghìn quả bom hạt nhân nổ cùng một lúc. Trận đại hồng thủy làm tuyệt chủng một số loài động vật lớn và gần như hủy hoại nhân loại.

Tuy nhiên, một số cộng đồng người còn sống sót, như bộ lạc Ojibwa sống trên đồng cỏ Canada. Họ đã kể về ngôi sao đuôi dài quét qua bầu trời, thiêu đốt Trái đất. Sau đó, mọi thứ trên hành tinh đã thay đổi.

Thật thú vị, tiến sĩ Martin Sweatman thấy những trụ cột ở Göbekli Tepe dường như để tưởng niệm sự kiện hủy diệt - có lẽ là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi kết thúc kỷ Băng Hà.

Các hình thù chạm khắc phức tạp tìm thấy ở Göbekli Tepe miêu tả một người đàn ông không đầu, như là biểu tượng của sự tàn sát của con người. Tảng đá Vulture ở Göbekli Tepe minh họa một câu chuyện đáng kinh ngạc.

Các chuyên gia đã nghiên cứu các hình chạm khắc động vật trên tảng đá Vulture và phát hiện ra rằng hình động vật thực ra là ký hiệu thiên văn.

Nhờ phần mềm máy tính phức tạp, các nhà khoa học đã ghép các ký hiệu này với các biểu tượng thiên văn và nhận thấy chúng có liên quan đến một sự kiện xảy ra khoảng năm 10.950 trước CN.

Như các nhà khoa học đã giải thích, các biểu tượng khắc trên cột đá liên quan đến sự kiện vũ trụ được cho là sự phân tách của một sao chổi khổng lồ từ Hệ Mặt trời trong giai đoạn được gọi là Younger Dryas.

Giai đoạn này được coi là một quan trọng đối với nhân loại vì nó trùng với thời điểm nền nông nghiệp ra đời và hình thành nền văn minh thời kỳ Đồ đá mới đầu tiên.

Nhưng con người xây dựng đền thờ Göbekli Tepecách đây hơn 10.000 năm khắc các biểu tượng thiên văn phức tạp vào trụ đá như thế nào?

Theo các chuyên gia, vào thời điểm đó con người còn hoang dã, thợ săn còn sống trong hang, không biết về toán học và kỹ thuật.

Tuy nhiên, ông Hancock lưu ý rằng các phiến đá ở Göbekli Tepe không chỉ mô tả vụ va chạm vũ trụ cổ đại mà còn dự đoán sự kiện sắp tới.

Hancock cho rằng tác động cổ xưa ghi lại trên đá Vulture ở Göbekli Tepe - thực ra là mảnh vỡ khổng lồ của sao băng Taurid - vành đai chứa hàng triệu tảng thiên thạch.

Các nhà thiên văn học tin rằng bên trong vành đai đó là một hành tinh lớn, một tảng đá siêu nóng - giống như quả lựu đạn khổng lồ trên vũ trụ.

Nhiều mảnh vỡ bên trong vành đai có thể gấp 3 - 4 lần kích thước của thiên thạch đã tác động đến Trái đất cách đây 65 triệu năm khiến cho khủng long bị tuyệt chủng.

Điều đáng lưu ý là chúng ta sẽ lại gặp mưa sao băng Taurid vào khoảng năm 2030. Nghĩa là đến lúc đó, có thể sao chổi lại rơi xuống Trái đất, và kịch bản hủy diệt có thể xảy ra!

Nguồn bài và ảnh: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại