Thân hình trườn bò gớm ghiếc, chiếc miệng to "khủng", nọc độc đầy mình, ghé thăm ai thì chỉ có chết... - đó dường như là những mô tả thường thấy về loài rắn.
Và không sai khi nói rắn là 1 trong những loài vật nguy hiểm, chết chóc, tồn tại ở mọi địa hình và là tay "sát thủ máu lạnh" đáng sợ nhất hành tinh.
Thế nhưng, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng này?
Vâng, bạn không nhìn nhầm đâu! Mặc dù mang trong mình nọc độc hạ gục con người chỉ trong chục giây, thế nhưng nó có bị "điên" đâu mà lại tự cắn, ăn chính mình cơ chứ? Phải chăng chúng "tự sát"?
Dưới góc độ khoa học thì rắn có "ăn" chính mình đó. Và theo tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường ĐH California (Mỹ), rắn ăn đuôi mình là hành động của phản xạ hiểu lầm.
Theo tiến sĩ, hầu hết các loài rắn đều sử dụng khả năng cảm nhận thân nhiệt để săn mồi. Tuy nhiên, có loài còn vẫy đuôi thật nhanh để thu hút con mồi. Do hạn chế tầm nhìn, chúng sẽ thiên về phản xạ nhiều hơn.
Vẫy đuôi nhiều để "bẫy mồi", nên đôi lúc nó lầm tưởng đuôi mình là con mồi và lao đến… xơi luôn.
Lúc này, nọc độc trong cơ thể lại trở thành vũ khí khiến chúng tự giết chính mình.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, rắn ăn chính mình cũng là do bị ảnh hưởng bởi khả năng định vị mùi của rắn.
Khi đi săn, mùi của con mồi vô tình bám vào đuôi chúng, thế nên khi "ngoạm" vào đuôi, chúng cảm giác như đang nhai con mồi thực sự. Chỉ đến khi nhận ra cái mình đang ăn kia không phải mồi, chúng sẽ tự nhả ra.
Cùng với lượng độc tố ở mỗi loài rắn mà cá thể đó sẽ chết hay vẫn sống sót. Dẫu vậy đây vẫn được cho là 1 trong những tập tính đáng sợ của loài vật - tự ăn chính mình.
Nguồn: IFL Science