“Tự học ở nhà đưa tôi vào Harvard”: Những sự thật chưa kể

NEAL ĐẶNG SPIDERUM |

Tự học tại gia cũng vào được Harvard? Có, điều đó đã xảy ra trên thực tế. Nhưng bao nhiêu phần trăm trong số chúng ta có thể làm được việc này?

Bài viết sau đây được tái bản với sự cho phép của Libby Anne, chủ trang blog Love Joy Feminism. Bản gốc được xuất bản trên Patheos vào ngày 2 tháng 9 năm 2015.

Trên trang bìa tạp chí Boston số tháng 9/2015 là hình ảnh cô gái trẻ mỉm cười, đang mặc chiếc áo khoác của Trường đại học Harvard kèm dòng chữ “Tự học ở nhà đã đưa tôi vào Harvard”.

Là một người tốt nghiệp bằng việc tự học ở nhà, tôi lập tức bị trang bìa này thu hút.

Trang bìa tạp chí Boston với thông điệp: "Tự học ở nhà đã đưa tôi vào Harvard"

Nhưng sự hấp dẫn ban đầu nhanh chóng bị thay thế bằng sự bối rối - tôi thực sự không hiểu mục đích của bài báo này là gì.

Những người tự học ở nhà đã vào được đại học Harvard nhiều thập niên rồi, vì thế đây không phải là tin tức gì mới mẻ.

Tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù vào năm 2011 có tới 3.4% sinh viên vào được các trường đại học ở Mỹ là nhờ tự học tại nhà, ở Harvard, con số này còn kém xa mức 1%.

Tôi đã đọc qua bài báo trên đây của tác giả Samburg - vốn chỉ tập trung vào tân sinh viên Harvard Claire Dickson và một số trường hợp giáo dục tại gia khác - để xác định xem tác giả có đề cập tới sự bất thường trong trường hợp của Claire không.

Đoạn văn sau đây đã cung cấp câu trả lời cho thắc mắc đó:

Thế còn con gái của Milva McDonald - Claire, người mới được nhận vào Harvard?

Câu chuyện này đơn thuần chỉ là may mắn thần kỳ, hay McDonald và những người trong gia đình bà đã khám phá ra con đường mới tiến vào trường top Ivy League - ngay từ chính phòng khách nhà họ?

Để tìm hiểu suy nghĩ của những nhà đào tạo, tôi đã gọi Matt McGann, Giám đốc tuyển sinh của MIT.

Ông ấy tỏ ra vô cùng lạc quan: “Những sinh viên tự học tại nhà trong trường chúng tôi là một gia vị tuyệt vời cho cộng đồng MIT.

Họ thường tự thiết lập thời khóa biểu học tập của chính mình, đồng thời có động lực tự học một cách độc lập cao hơn.”.

Ông cho biết thêm: “Việc giáo dục tại gia đang ngày càng phát triển, do đó các trường đại học đang tiếp nhận nhiều hơn những hồ sơ phù hợp tới từ nhóm đặc biệt này.”

Samburg có thể đã liên hệ với Harvard để hỏi về thống kê tuyển sinh, hay đơn giản là tra cứu trên mạng những hồ sơ lớp học thường niên của họ, nhưng cô ta đã không làm vậy.

Kết quả là bài viết của cô này đã che đậy một sự thật về sự hiện diện ít ỏi của những người tốt nghiệp tại gia ở Harvard hay những trường Ivy League khác.

Cô dẫn lời phát ngôn đầy tích cực của Giám đốc tuyển sinh tại MIT về sinh viên tự học tại nhà, nhưng cô đã không chú ý rằng chỉ có 1% sinh viên tại MIT mùa thu này là những người như vậy.

Cô ấy cũng chẳng bao giờ đề cập rằng chỉ có 0.3% sinh viên mới tại Harvard vào năm 2014 là những người tự học.

Những bài viết như của Samburg che đậy mặt tối của việc đào tạo tại nhà và đưa ra một viễn cảnh quá lạc quan của phương pháp này.

Vâng, sự thật là trẻ em có thể được lợi từ phương pháp tự học tại nhà, và điều này dĩ nhiên nên được xem xét.

Trong một số trường hợp, đào tạo tại gia cho phép sinh viên theo đuổi những sở thích của họ thông qua việc học - những điều mà không thể thực hiện được tại những trường học chính thức.

Nó cũng phù hợp hơn với những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường, những người không hoà nhập được với một môi trường học đường đại chúng, và đặc biệt là cho họ có một không gian riêng để thể hiện cá tính bản thân.

“Tự học ở nhà đưa tôi vào Harvard”: Những sự thật chưa kể - Ảnh 2.

Không nên nhìn vào số lượng nhỏ những người thành công theo phương pháp giáo dục tại gia để chạy theo mô hình này một cách ồ ạt.

Nhưng bản thân phương pháp đào tạo tại nhà không đưa những đứa trẻ vào Harvard.

Chính Samburg cũng viết rằng Claire có sinh hoạt tại một nhà hát, một câu lạc bộ viết sáng tạo, một câu lạc bộ toán và cô bé đã tham dự “những lớp bổ túc tại trường Harvard mở rộng và cao đẳng cộng đồng Bunker Hill”.

Trong một bài viết trên blog, mẹ của Claire đã viết về cách tiếp cận của gia đình bà: họ là những ưu tiên ủng hộ những sở thích của con cái và cố gắng cung cấp những tài nguyên phù hợp để thuận tiện cho việc học của chúng.

Họ làm việc rất chăm chỉ - rất chăm chỉ - để đưa Claire tới ngày hôm nay, và mặc dù mẹ Claire khẳng định trên blog về việc Claire tự phấn đấu để vào Harvard, Claire chắc chắn sẽ không thể làm điều đó mà không có những hỗ trợ về nguồn lực cũng như môi trường giáo dục đa dạng mà cha mẹ cô cung cấp.

Tôi biết điều này bởi vì những người học tại gia thiếu những nguồn tài nguyên hay môi trường phù hợp có một câu chuyện rất khác, khác xa so với Claire.

Những đơn vị như Tổ chức tiếp cận Cựu học viên giáo dục tại gia (HARO) và Liên minh giáo dục tại gia (CRHE) đã chỉ ra những trường hợp giáo dục tại nhà thất bại và hối thúc cộng đồng làm tốt hơn trong việc giáo dục con cái họ trong gia đình.

HARO và CRHE cũng chỉ ra một sự thật: việc giáo dục tại gia đã làm một lượng lớn trẻ em thất bại. Giáo dục tại gia chỉ chỉ hiệu quả trong trường hợp các bậc phụ huynh cực kỳ mẫn cán, và nguồn tài nguyên mà họ cung cấp thực sự tốt.

Trong vòng tay của cha mẹ như Claire, việc giáo dục tại nhà có thể là một công cụ quyền lực để phát triển những đứa trẻ.

Ngược lại, đối với những bậc phụ huynh thiếu nguồn tài nguyên hay kiến thức để cung cấp nền giáo dục, những đứa trẻ sẽ bị bỏ rơi với nền giáo dục không hiệu quả.

Và dưới bàn tay của những bậc phụ huynh có xu hướng kiềm toả hay bạo hành, thì câu chuyện sẽ còn tệ hơn rất nhiều.

Trong một bài báo gần đây trên trang Slate, Jessica Huseman cho rằng những phụ huynh có khuynh hướng bạo lực thường kéo con họ ra khỏi trường học và thay bằng giáo dục tại gia để tránh sự kiểm tra của nhà trường.

Một nghiên cứu năm 2014 đã khảo sát 38 trường hợp bạo lực học đường nghiêm trọng đã nhận ra rằng 50% phụ huynh trong số này hoặc đã đưa con họ ra khỏi trường học và chẳng bao giờ đăng ký lại, và báo với cơ quan chức năng là con cái họ được giáo dục tại gia.

Giáo dục tại nhà không phải là một điều thần kỳ

Kết quả của giáo dục tại gia phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ của học sinh. Nếu họ là những cá nhân được giáo dục tốt, quan tâm tới con cái và có điều kiện, kết quả sẽ rất tích cực.

Ngược lại, nếu bản thân họ còn đang gặp nhiều khó khăn và chẳng mấy quan tâm tới giáo dục, mọi thứ có thể tiến triển theo hướng tồi tệ hơn nhiều.

Đáng sợ nhất, nếu bố mẹ có xu hướng bạo lực và lạm dụng trẻ em, việc giáo dục tại nhà có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc - hãy nhớ rằng những đối tượng này thường hết sức khó đoán.

“Tự học ở nhà đưa tôi vào Harvard”: Những sự thật chưa kể - Ảnh 3.

Giáo dục tại nhà không phải là một điều thần kỳ

Tôi ủng hộ việc kể những câu chuyện tích cực về giáo dục tại nhà và không có ý cho rằng bài báo của Samburg không nên được xuất bản.

Nhưng tôi lại phản đối việc viết những bài như vậy mà không chú thích việc những đứa trẻ giáo dục tại nhà có rất ít cơ hội được nhận vào những trường đại học như Harvard, (thực tế là ít hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được giáo dục bằng những phương pháp khác).

Đối với tôi, đó là hành vi thiếu trách nhiệm.

Với cương vị một người đã từng được giáo dục tại nhà, tôi mong rằng truyền thông sẽ đưa tin đầy đủ và có trách nhiệm về câu chuyện này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại