Từ chuyện “Con bò chết như thế nào?”, hiểu về bản chất cuộc sống: HIỂM HỌA từ miệng lưỡi chính mình, nói càng nhiều mắc lỗi càng lắm!

Ứng Hà Chi |

Có những lời nên nói ra, những cũng có những điều nên chôn vào lòng.

Có một câu chuyện kinh điển tên là "Con bò chết thế nào". Người ta kể rằng sau khi đi cày ruộng về, có một con bò nằm kiệt sức trong chuồng. Khi con chó đến thăm, con bò tâm sự: "Ôi, tôi mệt quá. Ngày mai tôi rất muốn được nghỉ ngơi thật tốt".

Sau khi nghe xong, con chó nói với con cừu điều con bò đang nghĩ: "Con bò thật sự rất mệt và muốn nghỉ ngơi một ngày. Công việc của nó thực sự quá nặng nhọc". Sau đó, con cừu báo tin cho con lợn: "Con bò quá mệt để làm việc. Tôi không biết liệu những người chủ sau có đối xử tử tế với hơn không?".

Trước bữa tối, khi ông chủ đang cho lợn ăn, lợn lấy hết can đảm nói: "Ông chủ ơi, con bò sắp đổi chủ rồi. Con cảm thấy công việc ông giao quá nặng nhọc và mệt mỏi quá". Sau khi nghe lợn nói, ông chủ suy nghĩ: "Con bò này muốn phản bội, không thể tha thứ được, phải thịt nó". 

Cứ như vậy, một con bò cần cù và chất phác đã phải chịu số phận bất hạnh vì những lời đồn thổi của người khác.

Điều khó kiểm soát nhất của con người là cái lưỡi của chính mình. Trên thực tế, bạn không bao giờ biết lời nói của mình sẽ trở thành phiên bản nào khi người khác nghe. Nhiều người giống như con bò này, họ làm việc rất chăm chỉ nhưng lại bị chính miệng mình hủy hoại. Thực tế, bạn nói càng nhiều càng dễ mắc lỗi. Trong cuộc sống, khi có thể im lặng thì đừng nên nói quá nhiều.

Lời nói thô lỗ là nguồn gốc của tai họa trong cuộc sống

Năm 2013, Đại học Bắc Kinh kỷ niệm 115 năm thành lập. Nhà trường đã mời nhà Vật lý học Dương Trấn Ninh và nhà văn Mạc Ngôn tới. Dương Trấn Ninh hỏi Mạc Ngôn câu hỏi này: "Bạn và tôi đã đi những con đường khác nhau, và xuất thân của chúng ta cũng hoàn toàn khác nhau. Bạn là con của một nông dân, còn tôi là con trai của một giáo sư. Bạn có cảm thấy rất khác sau khi giành được giải thưởng không?". 

Không ngờ câu nói này vừa ra, đã lập tức gây náo động. Nhiều người cho rằng Dương Trấn Ninh đang chế giễu Mạc Ngôn. Có người nói, Dương Chấn Ninh và Mạc Ngôn có quan hệ không tốt... 

Từ chuyện “Con bò chết như thế nào?”, hiểu về bản chất cuộc sống: HIỂM HỌA từ miệng lưỡi chính mình, nói càng nhiều mắc lỗi càng lắm!- Ảnh 1.

Dương Chấn Ninh không còn cách nào khác ngoài việc giải thích rằng trong suy nghĩ của ông, nông dân và giáo sư không khác nhau. "Sở dĩ tôi nói như vậy bởi tôi và Mạc Ngôn có xuất thân khác nhau, trải nghiệm khác nhau. Và tôi muốn hỏi cảm giác khi nhận được giải thưởng Nobel, vậy thôi".

Nhiều điều thường là vô tình về phía người nói nhưng lại có chủ ý về phía người nghe. Ngay cả khi những gì bạn nói là chính xác, nó sẽ được hiểu theo nghĩa khác nhau với nhiều người. Nhiều rắc rối trong cuộc sống thường do một lời nói không phù hợp gây ra. Lời nói thô lỗ là nguồn gốc của tai họa trong cuộc sống.

Trưởng thành bắt đầu từ sự im lặng

Coolidge, Tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ, từng có biệt danh là "Carl im lặng". Tuy nhiên, khi còn nhỏ ông là một người rất ồn ào. Bất kể nhà nào xảy ra chuyện gì, ông cũng sẽ can thiệp, điều này thường dẫn đến đủ loại rắc rối.

Vì thế khi trở thành tổng thống, ông hiếm khi nói chuyện. Ngoài bài phát biểu trong các dịp quan trọng, ông luôn dè dặt trong những tình huống riêng tư. Nhờ đó, ông có thêm trí tuệ và năng lực để xử lý nhiều việc thiết thực và được nhân dân yêu mến.

Từ chuyện “Con bò chết như thế nào?”, hiểu về bản chất cuộc sống: HIỂM HỌA từ miệng lưỡi chính mình, nói càng nhiều mắc lỗi càng lắm!- Ảnh 2.

Nước chảy ồn ào, nhưng nước sâu lại yên tĩnh. Có lời nói thích hợp cất sâu trong lòng, không cần lộ ra. Có những điều chỉ cần hiểu trong đầu chứ không cần phải nói ra bằng lời. Khi đối xử với mọi người, nói quá nhiều sẽ dẫn đến sai lầm. Im lặng đúng lúc là lựa chọn sáng suốt.

Đằng sau mọi sự xuất sắc là sự tích lũy của sự im lặng. Muốn tiến lên phía trước, bạn phải học cách kìm nén những lời nói bốc đồng và âm thầm hướng tới những mục tiêu trong lòng. Khi bạn có thể ngừng nói suông và dành toàn bộ thời gian để tích lũy và làm việc chăm chỉ thì thành công sẽ đến một cách bất ngờ.

Bạn hiếm khi tìm hiểu về bản chất con người qua lời nói, nhưng bạn có thể học được từ sự im lặng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy tiếp tục im lặng. Nghệ thuật của ngôn ngữ rất tinh tế, có những lời nên nói ra, nhưng cũng có những điều nên chôn vào lòng.

Trưởng thành bắt đầu từ sự im lặng. Im lặng không có nghĩa là thỏa hiệp với thế giới mà là bình tĩnh nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc sống. Im lặng không có nghĩa là không nói nên lời mà là chờ đợi cơ hội nói ra. Trong suốt quãng đời, hãy thay thế sự ồn ào bằng sự im lặng, thể hiện sức mạnh của bạn trong im lặng và đạt được phiên bản tốt hơn của chính mình.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại