Từ câu chuyện một bà mẹ tự tử sau 3 tháng sinh con: Người mẹ nào chưa từng phải khóc giữa đêm?

TÚ CẦU |

Sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 tháng, cô đã bất ngờ kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy xuống tòa nhà cao tầng. Các nhà tâm lý học cho rằng, hành vi tự tử của Tiểu Ngụy có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh.

Mới đây, trên một blogger về y tế ở Trung Quốc đã đăng thông tin về vụ tự tử của một bà mẹ hai con. 

Vào tháng 9/2019, Tiểu Ngụy - tên bà mẹ ấy, sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 tháng đã bất ngờ kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy xuống tòa nhà cao tầng. 

Các nhà tâm lý học cho rằng, hành vi tự tử của Tiểu Ngụy có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh . Nhưng bởi vì cô đã qua đời nên đó vẫn chỉ là suy đoán, chưa thể đưa ra kết luận chính xác được.

Dẫu Tiểu Ngụy có tự tử vì bị trầm cảm sau sinh hay không thì có một thực tế không thể phủ nhận, hiện nay có rất nhiều bà mẹ tự tử hàng năm vì trầm cảm sau sinh. 

Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 50 - 75% các bà mẹ mới sinh có các triệu chứng trầm cảm sau sinh như tâm trạng tồi tệ, thi thoảng sẽ khóc không lý do. 

Một điều nữa là, trầm cảm sau sinh có liên quan khá mật thiết đến hoàn cảnh sống cá nhân. Các khảo sát đã chỉ ra rằng, phụ nữ với thu nhập và địa vị xã hội thấp có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh hơn.

Từ câu chuyện một bà mẹ tự tử sau 3 tháng sinh con: Người mẹ nào chưa từng phải khóc giữa đêm? - Ảnh 1.

Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 50 - 75% các bà mẹ mới sinh có các triệu chứng trầm cảm sau sinh. (Ảnh minh họa)

Sau khi đọc tin tức mà blogger y tế chia sẻ, cư dân mạng đều thể hiện sự thương cảm, xót xa cho bà mẹ trong lúc quẫn chí đã chọn cách kết thúc mạng sống kia. 

Rất nhiều bà mẹ từng trải qua cảnh bầu bí, sinh con cũng chia sẻ những cảm xúc, nỗi đau mình từng phải trải qua.

"Tôi đã khóc cả ngày sau khi sinh con. Tôi thực sự không muốn tự đẩy tâm trạng của mình xuống hoặc cố tình nghĩ theo tiêu cực nhưng tôi không làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc của mình. 

Tôi nghĩ trầm cảm sau sinh là một vấn đề khá phổ biến chứ không phải là sự giả vờ, làm mình làm mẩy của các bà mẹ sau sinh như mọi người vẫn nghĩ", một người mẹ đã tâm sự.

Việc chửa đẻ của phụ nữ, cùng với niềm vui được chào đón con yêu thì đi kèm với đó là những vất vả, nhọc nhằn, áp lực về cả thể xác lẫn tinh thần. 

Cả quãng thời gian mang bầu 9 tháng 10 ngày đằng đẵng, cuộc sinh "cửa mả" trong phòng sinh - tất cả khiến người mẹ sau khi sinh được đứa con ra đã gần như kiệt sức.

Từ câu chuyện một bà mẹ tự tử sau 3 tháng sinh con: Người mẹ nào chưa từng phải khóc giữa đêm? - Ảnh 2.

Đáng lẽ sau khi sinh con họ phải được nghỉ ngơi, bồi bổ, được người nhà quan tâm và an ủi để hồi phục tinh thần, sức khỏe. Thì đa số các bà mẹ lại phải ngay lập tức đối mặt với một cuộc chiến mới: cảnh bỉm sữa. 

Con quấy khóc, con ngủ ngày cày đêm, pha sữa, thay bỉm, tắm giặt, chưa nói nhiều bà mẹ còn phải làm lại việc nhà từ rất sớm - những thứ tưởng như nhỏ nhặt ấy đã vắt kiệt sức lực và tinh thần của người phụ nữ. 

ộng với việc người thân không đồng cảm, chia sẻ - thử hỏi người phụ nữ nào không từng phải bật khóc giữa đêm?

Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh

- Quá nhiều áp lực trong việc chăm con.

- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau sinh khiến cảm xúc cũng thay đổi theo.

- Không có sự an ủi, thấu hiểu của người thân.

- Gặp cú sốc lớn từ gia đình: chồng ngoại tình, ly hôn...

Từ câu chuyện một bà mẹ tự tử sau 3 tháng sinh con: Người mẹ nào chưa từng phải khóc giữa đêm? - Ảnh 3.

Tự bản thân nhận ra vấn đề của mình và nỗ lực vượt qua sẽ có hiệu quả nhanh hơn là chỉ trông chờ sự quan tâm của người khác. (Ảnh minh họa)

Người mẹ cần làm gì để tự cứu mình thoát khỏi trầm cảm sau sinh?

- Tự khuyên mình: Khi cảm nhận thấy bản thân nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, người mẹ hãy cố gắng tự mình khuyên nhủ, động viên chính mình phải cố gắng lên, suy nghĩ lạc quan hơn. 

Tự bản thân nhận ra vấn đề của mình và nỗ lực vượt qua sẽ có hiệu quả nhanh hơn là chỉ trông chờ sự quan tâm của người khác.

- Vận động nhiều hơn: Cảm xúc có thể được phát tiết ra ngoài rất tốt qua phương thức vận động. Bà mẹ sau sinh có thể đi bộ, chạy nhẹ nhàng hoặc bơi lội để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong lòng, thả lỏng cơ thể, nâng cao sức khỏe thể chất.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia: Khi thấy các triệu chứng của bản thân trở nên trầm trọng hơn, bà mẹ nên chia sẻ với gia đình và tìm đến các chuyên gia để tháo gỡ vấn đề. 

Ở đây, vai trò của người thân trong gia đình là rất quan trọng trong việc chữa trị chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại