Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống "siêu sạch" của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục

DIỆP LỤC |

Người Nhật sạch từ trong nhà ra đến ngoài đường, ở nơi làm việc hay tại những nơi họ ăn uống, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

Vào tháng 6/2018, khi mùa giải World Cup đang diễn ra, sau một trận đấu giữa Nhật Bản và Ban Lan, cổ động viên ở xứ mặt trời mọc đã tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi cùng nhau nhặt rác trên khán đài.

Hình ảnh các CĐV Nhật Bản lặng lẽ thu gom rác cho đến khi khán đài sạch bóng đã được đăng tải lên mạng xã hội, khiến thế giới phải ngả mũ thán phục ý chí và văn hóa của người Nhật Bản. 

Được biết, Ban tổ chức không hề ép các cổ động viên phải dọn dẹp sạch sẽ chỗ ngồi của mình vì sẽ có đội ngũ nhân công riêng đảm nhiệm việc này. 

Mặc dù vậy, trong tiềm thức của người Nhật, họ luôn muốn mọi thứ phải sạch sẽ trước khi rời đi.

Không chỉ trong mùa giải World Cup năm 2018 mà trước đó rất nhiều lần truyền thông và dư luận thế giới phải hết lời ca ngợi cho ý thức sạch sẽ tuyệt vời của người Nhật Bản. 

Dù ở bất cứ nơi đâu, trong trường hợp nào họ đều giữ gìn vệ sinh chung một cách tuyệt đối nhất. Hầu hết du khách đến Nhật Bản lần đầu đều phải ngạc nhiên bởi sự sạch sẽ, ngăn nắp ở khắp mọi nơi. 

Đặc biệt, trên đường phố hầu như không có thùng rác lẫn người quét dọn.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 1.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 2.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 3.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 4.

Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng tại sao con người Nhật Bản lại có ý thức sạch sẽ đến như vậy? 

Vì sao không hề có một cọng rác nào trên đường phố Nhật Bản? Câu trả lời đơn giản là mỗi người Nhật đều tự ý thức gìn giữ môi trường sống xung quanh mình.

Ý thức này đã được nuôi dưỡng và rèn luyện ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ.

Tại các trường học ở Nhật, họ coi việc học sinh cùng nhau làm vệ sinh, dọn dẹp lớp học có thể nuôi dưỡng ý thức xã hội và lòng vị tha trong tâm trí của các em. 

Việc đào tạo ý thức vệ sinh được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường, giúp học sinh phát triển nhận thức cũng như sự tự hào về môi trường sống xung quanh. Chẳng ai muốn làm bẩn ngôi trường mà họ phải tự dọn dẹp.

"Trong suốt 12 năm đi học, từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, dọn vệ sinh là một phần không thể thiếu. 

Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, cha mẹ dạy chúng tôi rằng sẽ thật tệ hại nếu chúng tôi không giữ gìn mọi thứ và không gian sao cho sạch sẽ", Maiko Awane, một công chức nhà nước ở Tokyo, cho biết.

"Nhật Bản chúng tôi rất nhạy cảm về hình ảnh trong mắt người khác. Chúng tôi không muốn người khác nghĩ rằng chúng tôi là những người không có giáo dục, không được dạy để dọn dẹp mọi thứ", Awane nói.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 5.

Học sinh Nhật Bản được dạy dỗ và rèn luyện ý thức sạch sẽ ngay từ trên ghế nhà trường.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 6.

Không chỉ trong trường học, khi ở tuổi trưởng thành, người Nhật cũng luôn ý thức việc giữ gìn vệ sinh chung ở nơi công cộng. 

Khoảng 8h sáng hàng ngày, các nhân viên văn phòng và nhân viên các cửa hàng đều quét dọn các con đường xung quanh nơi họ làm việc. 

Trẻ em cũng tham gia các hoạt động dọn dẹp đường phố hàng tháng. Đường phố Nhật Bản sạch đến nỗi họ không có nhiều rác để nhặt bởi mọi người thường tự mang rác về nhà của mình.

Với người Nhật, vứt rác không chỉ đơn thuần là ném chúng vào đúng loại thùng rác. Họ có một hệ thống tiêu hủy rác có khả năng giúp mọi người phân loại rác một cách hợp lý.

Mỗi khu vực hay mỗi quận có một hệ thống riêng của khu vực hay quận đó. Ví dụ, rác có thể được phân thành loại đốt được (túi đỏ), không đốt được (túi xanh), giấy, nhựa, đồ hộp, các tông, xốp, chai nhựa, pin, kính vỡ... (túi trắng).

Tùy thuộc vào từng loại, một số rác được thu về hàng tuần trong khi số khác sẽ được lấy đi theo tháng hoặc nửa tháng. 

Nếu bạn tình cờ có một chuyến đi dài trên xe buýt, bạn sẽ thấy một túi rác cá nhân được đặt cùng mỗi ghế để khuyến khích mọi người vứt những thứ bỏ đi vào đúng chỗ. 

Tại hầu hết quán cà phê hay nhà hàng ở Nhật Bản, thực khách thường là tự phục vụ. Họ sẽ tự thu dọn rác của mình và vứt vào đúng vị trí đã phân loại sẵn.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 7.

Người Nhật tự làm sạch rác xung quanh nơi làm việc của mình.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 8.

Những thùng rác được xếp ngăn nắp với sự phân loại rõ ràng.

Nước Nhật cũng có một hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo. Chúng không chỉ an toàn, thoải mái, giá cả phải chăng mà còn rất sạch. 

Nói đến tàu, các ghế ngồi được lót đệm để đảm bảo sự thoải mái và còn giúp mọi người cảm thấy có trách nhiệm phải giữ gìn chúng sạch sẽ cho những người khác. 

Bên cạnh đó, việc kiểm soát khí thải của quốc gia này cũng là chặt chẽ nhất thế giới. 

Nhật Bản đang liên tục thúc đẩy các công nghệ làm sạch và các dịch vụ tái chế rác thải để duy trì sự sạch sẽ của họ.

Sự sạch sẽ của người Nhật nảy sinh từ những mối quan tâm thực tế. 

Đất nước Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu thiên tai và dịch bệnh, người dân nơi đây sớm nhận ra rằng, muốn tăng cường sức khỏe và giữ gìn tuổi thọ, điều quan trọng là phải giữ cho môi trường thật sạch sẽ. 

Chính vì vậy, họ không chỉ giữ sạch sẽ nơi ở của mình mà còn giữ gìn vệ sinh chung ở khắp mọi nơi.

Mặc dù vậy, sâu xa hơn, sự sạch sẽ là một phần của giáo lý nhà Phật, vốn xuất phát từ Trung Quốc và Hàn Quốc từ giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 8. 

Khi Thiền xuất hiện trong đạo Phật ở Nhật và Trung Quốc vào các thế kỷ 12 và 13, những công việc hàng ngày như dọn dẹp và nấu ăn cũng được coi là các bài học về tâm linh, không khác gì thiền định.

Từ câu chuyện CĐV Nhật Bản nhặt hết rác ở khán đài cho đến lối sống siêu sạch của một quốc gia khiến cả thế giới phải ngả mũ bái phục - Ảnh 9.

Ý thức sạch sẽ của người Nhật bắt nguồn sâu xa từ một phần của giáo lý nhà Phật.

"Tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và dọn dẹp không gian xung quanh, phải được xem như một cơ hội để tu tập. 

Rửa sạch bụi bẩn cả về thể chất và tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc tập luyện hàng ngày", nhà sư Eriko Kuwagaki tại chùa Shinsho ở Fukuyama, Hiroshima cho biết.

Rất lâu trước khi Phật giáo xuất hiện, Nhật Bản đã có tôn giáo bản địa của riêng mình, gọi là Thần giáo, có nghĩa là "Con đường của các vị thần", được cho là lưu giữ linh hồn và bản sắc Nhật. Sự sạch sẽ được coi là trung tâm của Thần đạo.

Một khái niệm quan trọng trong Thần đạo là "kegare", nghĩa là tạp chất hay bụi bẩn, trái ngược với sự thuần khiết. 

"Điều quan trọng là luôn phải giữ mình sạch sẽ. Điều này giúp bạn thanh tẩy và ngăn chặn hiểm họa cho xã hội. Đó là lý do Nhật Bản là một đất nước rất sạch", Noriaki Ikeda, tư tế tại đền Kanda ở Hiroshima nói.

Trước khi bước vào một ngôi đền thờ Thần đạo, các tín đồ phải rửa tay và miệng trong một chiếc bồn nước bằng đá ở ngay lối vào. Nhiều người Nhật mua xe mới cũng mang xe tới đền thờ để làm lễ thanh tẩy. 

Có thể thấy rõ ràng, sự sạch sẽ của người Nhật bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, được họ tôi luyện để trở thành một ý thức tự thân của mỗi người và quan trọng hơn là họ biết nghĩ đến cộng đồng của mình thay vì chỉ nghĩ cho bản thân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại