Du khách xuất trình chứng nhận số về COVID-19 của Liên minh châu Âu cấp khi vào thăm quan viện bảo tàng ở Vatican ngày 6/8/2021, trong bối cảnh Italy ra quy định yêu cầu khách thăm quan phải trình thẻ xanh mới được vào các điểm du lịch, rạp chiếu phim, nhà hàng, khu thể thao trong nhà. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Vatican được đưa ra trong bối cảnh Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên đã công bố sắc lệnh, bắt buộc tất cả các nhân viên công vụ và những người lao động trong khu vực tư nhân phải có thẻ xanh COVID-19 từ 15/10, khi chính phủ đang tìm cách thuyết phục người dân tích cực tiêm chủng, qua đó giảm khả năng lây lan COVID-19 ở một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch.
Cùng ngày 20/9, Italy đã bắt đầu tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba cho khoảng 3 triệu người được coi là dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng, ví dụ như những bệnh nhân ung thư và người được ghép tạng. Cơ quan dược phẩm AIFA của Italy khuyến nghị nên sử dụng 2 loại vaccie của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna cho mũi tiêm thứ ba.
Ngoài những người tiêm mũi thứ ba, quan chức phụ trách chiến dịch phòng chống COVID-19 của Italy, Tướng Francesco Figliuolo cho biết số lượng đặt lịch hẹn tiêm vaccine đã tăng vọt kể từ khi chính phủ quyết định hôm 16/9 rằng thẻ xanh là bắt buộc đối với người lao động tại nơi làm việc. Phát biểu với báo giới, ông Figliuolo cho biết số người đặt lịch tiêm đã tăng từ 20-40% so với những tuần trước đó.
Chính phủ Italy cho rằng việc sử dụng thẻ xanh là giải pháp duy nhất để tránh phải áp đặt trở lại các biện pháp giãn cách như đóng cửa kinh doanh và hạn chế đi lại. Italy là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao thứ hai ở châu Âu sau Anh, với hơn 130.000 người kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Khoảng 74% trong dân số 60 triệu người của nước này đã tiêm ít nhất một mũi COVID-19 và 68% được tiêm chủng đầy đủ, ngang mức với các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu.