Trước tuổi 35 nếu không chuẩn bị trước 4 điều này thì nhất định sẽ lâm vào cảnh sau 35 đi xin việc không ai nhận

Trần Anh |

Tuổi 35 không phải là điểm khởi đầu, cũng chẳng phải là điểm kết thúc của cuộc đời, tuy có câu "thuyền tới đầu cầu tự nhiên thẳng", nhưng tôi hy vọng khi còn trẻ mỗi chúng ta đều hãy cố gắng tự chuẩn bị cho mình những hành trang thiết yếu, đừng đợi nước tới chân rồi mới nhảy.

Hai ngày trước tôi có trò chuyện cùng một người anh, tên là Lý. Năm nay anh ấy cũng đã 36 tuổi rồi và hiện đang tìm việc làm. Mức lương ở công ty cũ là 12 triệu đồng, không có thưởng, cũng không có lương tháng 13. Anh Lý đã trụ tại công ty đó suốt 3 năm rồi.

Anh ấy phàn nàn với tôi: "Ở tuổi anh kiếm việc làm khó quá."

Anh Lý đã đi phỏng vấn 8 công ty trong 1 tháng, nhưng tất cả đều thất bại. Có đúng là người qua 35 tuổi thì luôn bị "kỳ thị" khi đi tìm việc làm hay không?

Đúng vậy, nhiều nhà tuyển dụng sẽ luôn ghi rõ trên thông tin tuyển dụng là cần người dưới 35 tuổi. Tôi có thể hiểu cho cảm nhận của các công ty khi họ làm thế, yêu cầu dưới 35 tuổi là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý.

Hiện tượng "kỳ thị" người sau 35 tuổi

Tại sao nhân viên công sở qua 35 tuổi luôn bị xa lánh?

Đầu tiên là thể lực. Đa số những người trung niên ngoài 30 đều là những người đã bán mạng ở công sở nhiều năm, sức khỏe đã không còn được bền bỉ như thời trẻ nữa.

Tiếp theo là tinh thần. Hầu hết những người trong độ tuổi này đều đã có gia đình, đồng nghĩa với việc có nhiều ràng buộc hơn, sau khi tan sở thì chỉ muốn đúng giờ về nhà nấu cơm cho con cái, công việc đối với họ chỉ là một phần của cuộc sống. Trong khi người trẻ thì tự do và luôn hết mình vì mơ ước.

Thứ ba là tiềm lực. Nhiều công ty thà tăng 1 triệu tiền lương cho nhân viên mới còn hơn là tăng 500 ngàn cho nhân viên cũ, bởi vì những người trẻ tuổi có tiềm năng lớn hơn, trong khi những người trung niên hay thâm niên thì lại quá ít bức phá và sáng tạo, cùng lắm thì họ chỉ có một mớ kinh nghiệm làm việc mà ai cũng có thể học được mà thôi.

Lợi thế lớn nhất của những người ở tuổi trung niên đó là kinh nghiệm, mối quan hệ và nguồn lực. Nhưng đáng xấu hổ là có rất nhiều CV ghi 10 năm kinh nghiệm làm việc, nhưng thực tế thì những người này chỉ có 1,2 năm kinh nghiệm mà thôi, sau đó họ đã lấy kinh nghiệm trong 2 năm đó để dùng tiếp cho 8 năm còn lại. Còn nói đến mối quan hệ và nguồn lực thì lại càng ít đến đáng thương.

Điểm cuối cùng là nếu bạn ở lâu trong công sở, bạn sẽ ít nhiều bị nhiễm thói hư của những nhân viên công sở lõi đời, còn người trẻ thì dễ thuần phục hơn. Khi một công ty nào đó vẽ ra một cái bánh to cho người trẻ nghe thì chắc chắn họ sẽ làm việc rất hăng hái, nhưng khi một nhân viên công sở lão làng nghe thấy, thì anh ta sẽ nói thầm rằng "sếp lại bốc phét rồi, định lừa tôi sao, tôi đã lăn lộn không biết bao nhiêu công ty rồi đấy".

Trước tuổi 35 nếu không chuẩn bị trước 4 điều này thì nhất định sẽ lâm vào cảnh sau 35 đi xin việc không ai nhận - Ảnh 1.

4 điều cần chuẩn bị trước 35 tuổi

Nếu bạn chưa đến tuổi 35, bài viết này có thể sẽ cứu rỗi sự nghiệp và cuộc đời của bạn đấy!

Có 4 điều chúng ta cần chuẩn bị ngay bây giờ để tránh tình huống tiến thoái lưỡng nan khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên.

1. Đừng cứ mãi lêu lổng không lo, hãy học cho riêng mình ít nhất một sở trường

Ở độ tuổi 30, nếu lương vẫn chỉ hơn một sinh viên mới ra trường chút đỉnh, thì có nghĩa là bao năm qua bạn cũng đã chẳng chăm chỉ gì.

Vì vậy, khi còn trẻ phải nỗ lực trau dồi năng lực, gìn giữ tốt những mối quan hệ quý giá và tự bồi dưỡng cho mình ít nhất một sở trường, dù sau này có biến cố thì vẫn còn đường lui.

2. Ít đọc sách truyền cảm hứng, đọc nhiều các loại sách thực tế

Tầm quan trọng của việc đọc sách thì không ai không biết. Nhưng nên đọc loại sách gì đây?

Những loại sách truyền cảm hứng, có thể đọc, nhưng đừng đọc quá nhiều. Mục đích của những loại sách này là để giúp chúng ta duy trì hy vọng và có động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ, chứ không phải là yêu cầu chúng ta bắt chước theo y chang con đường thành công của người khác, cho nên đọc nhiều mà không tự tư duy, hành động thì cũng vô ích.

Bạn nên đọc những loại sách có tính thực tế nhiều hơn, chẳng hạn như sách liên quan đến kỹ năng chuyên môn của bạn, sách dạy về cách ứng xử với mọi người, sách về sở thích, cải thiện bản thân, v.v..

Trước tuổi 35 nếu không chuẩn bị trước 4 điều này thì nhất định sẽ lâm vào cảnh sau 35 đi xin việc không ai nhận - Ảnh 2.

3. Tập thể dục vì sức khỏe, đừng vì ngoại hình

Càng trưởng thành, sức khỏe của con người càng xuống dốc, nên việc tập thể dục là để cơ thể tuột chậm hơn trên con dốc này.

Khi còn trẻ, bạn có thể chăm chỉ làm việc, nhưng cũng đừng quên chăm chỉ tập thể dục, không phải là để ngoại hình trở nên bắt mắt mà là để có một sức khỏe dẻo dai. Ngoài ra, lý do thiết thực hơn là để tiết kiệm tiền, tránh phải tiêu tốn quá nhiều tiền cho bênh tật trong tương lai.

4. Kiếm tiền, tiết kiệm, đầu tư và quản lý tài chính

Tôi thích tiền và tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ khi nói về điều đó. Tôi nghĩ khi còn trẻ, không có gì sai khi sống thực dụng một chút. Nếu bạn không học được gì ở công ty, không kiếm được nhiều tiền, không nhận được nhiều nguồn lực cũng như các mối quan hệ tốt, thì bạn không nên gắn bó quá lâu với công ty đó mà hãy chọn cách dứt khoát ra đi.

Trước 35 tuổi, tốt nhất bạn nên tích lũy càng nhiều tiền càng tốt để chuẩn bị cho những biến cố trong tương lai, học cách quản lý tiền bạc và đừng bao giờ để tiền nhàn rỗi.

Đừng lười biếng. Khi có điều kiện, bạn nên tiếp xúc với những điều mới mẻ, hãy trở thành một người trẻ đa năng, tức là bạn vừa có thể kiếm tiền, vừa có thể khám phá những hướng đi mới. Khiến cho mỗi bước đi đều mang một ý nghĩa sâu sắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại