iPhone là một trong những dòng điện thoại được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, giống như những chiếc điện thoại thông minh khác, iPhone không thực sự hoàn hảo và vẫn có khả năng đối mặt với nguy cơ tấn công từ hacker.
iPhone không thực sự hoàn hảo và vẫn có khả năng đối mặt với nguy cơ tấn công từ hacker
Chính vì vậy, Trung tâm Giám sát an ninh quốc gia Mỹ (NCSC) mới đây đã chia sẻ một danh sách các mẹo bảo mật, giúp người dùng chủ động bảo vệ iPhone, MacBook tốt hơn, phòng trường hợp kẻ xấu tấn công.
- Luôn cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất cho điện thoại, máy tính và các ứng dụng.
- Luôn cảnh giác trước các nội dung có chứa liên kết hoặc tệp tin đính kèm, kể cả khi chúng được gửi từ những người quen thuộc (trong trường hợp tài khoản của họ đã bị hacker tấn công).
- Không truy cập vào các liên kết hoặc email có chứa tệp đính kèm đáng ngờ.
- Kiểm tra liên kết bằng VirusTotal (hoặc các công cụ tương tự) trước khi truy cập.
- Thường xuyên khởi động lại điện thoại, điều này có thể khiến loại bỏ phần mềm độc hại.
- Bảo vệ thiết bị bằng mật khẩu và mã hoá.
- Không đưa iPhone, MacBook … cho người khác mượn.
Năm 2021, hàng loạt cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware), mã độc đánh cắp thông tin, tài khoản ngân hàng đã được ghi nhận
- Sử dụng mạng riêng ảo (VPN) đáng tin cậy.
- Tắt các tùy chọn chia sẻ vị trí; che camera, webcam trên thiết bị thông minh.
- Thiết lập xác thực hai yếu tố. Trong trường hợp mật khẩu bị rò rỉ, kẻ gian cũng không thể xâm nhập vào tài khoản vì không có mã OTP.
- Sử dụng các ứng dụng tạo mã OTP như Google Authenticator, Authy… thay vì nhận mã qua tin nhắn SMS, email.
- Sử dụng các ứng dụng quản lý mật khẩu như LastPass, Bitwarden… thay vì phải ghi nhớ mọi mật khẩu. Ngoài ra, những ứng dụng này còn có khả năng tự động gợi ý mật khẩu mạnh, giúp người dùng hạn chế bị rò rỉ mật khẩu.
Người dùng được khuyên không sử dụng phần mềm, ứng dụng "bẻ khóa" (crack) để hạn chế bị hack
- Nếu tài khoản bị tấn công, hãy liên hệ với các cơ quan thực thi pháp luật hoặc trung tâm an ninh mạng để được hỗ trợ.
- Sử dụng phần mềm chống virus đáng tin cậy, chống lại ransomware và bảo mật mạng theo thời gian thực.
- Không sử dụng phần mềm, ứng dụng "bẻ khóa" (crack) để hạn chế bị đánh cắp thông tin.
- Tránh sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây không được mã hóa, thay vào đó, người dùng nên sử dụng trực tiếp iCloud, Google Drive… hoặc một ổ cứng mạng (NAS).