Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?

Hoài Giang |

Bài viết liên quan được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên gì?

Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trên toàn trái đất, là nguồn tài nguyên quan trọng cần thiết cho sự tồn tại của hầu hết mọi sự sống trên trái đất và là thành phần quan trọng nhất của các sinh vật sống.

70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước và đất chỉ chiếm 30%.

Tuy tài nguyên nước rất dồi dào, nhưng tnước ngọt lại khan hiếm nghiêm trọng ở nhiều nơi vì nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng số tài nguyên nước trên thế giới.

Một số nhà khoa học còn cho rằng trong tương lai gần, do nguồn nước ngọt quá khan hiếm nên nó thậm chí sẽ còn quý hơn cả dầu mỏ.

Tổng lượng tài nguyên nước ngọt của Trung Quốc không lớn, trong khi dân số rất đông nên việc tiêu thụ lượng tài nguyên này diễn ra rất nhanh. Cần lưu ý rằng việc công nghiệp hóa nhanh cũng làm tăng cao lượng tiêu thụ nước ngọt cho công nghiệp tới mức không tưởng.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là phân bổ nguồn nước ngọt cực kỳ không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc.

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?- Ảnh 1.

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã nỗ lực thực hiện dự án Chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc. Tuy nhiên bất chấp nỗ lực, tình trạng thiếu hụt nguồn nước ngọt ở miền Bắc Trung Quốc vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để.

Nước được vận chuyển từ phía nam đi qua trước hết là Bắc Kinh, Thiên Tân và các khu vực kinh tế phát triển khác có nhu cầu rất lớn về tài nguyên nước, sau đó mới đến khu vực Tây Bắc.

Lượng nước còn lại khi đó rất ít và chưa bao giờ có thể đáp ứng được nhu cầu nước của các khu vực khô cằn rộng lớn này. Đây chính là lý do khiến vấn đề thiếu nước ở vùng Tây Bắc Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết được.

Tài nguyên 23 nghìn tỷ mét khối

Trước tình thế nói trên, người Trung Quốc đã nghĩ ra một giải pháp chấn động, đó là nhập khẩu một lượng lớn tài nguyên nước ngọt từ Hồ Baikal ở Nga. Hồ được 554 con sông đổ vào với tổng diện tích lên tới 31.500 km2 và nơi sâu nhất của nó đo được là 1.830 mét.

Hồ Baikal là một hồ nước ngọt có trữ lượng nước ngọt đáng kinh ngạc lên đến 23,6 nghìn tỷ mét khối.

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?- Ảnh 2.

Một số chuyên gia đã tính toán rằng lượng nước trong hồ Baikal có thể cung cấp cho 5 tỷ người trong nửa thế kỷ, nếu dựa trên dân số toàn cầu hiện tại là 7,5 tỷ người thì đủ cung cấp cho 33 năm.

Và chính vì sự tồn tại của hồ Baikal mà Nga đã trở thành quốc gia có nhiều tài nguyên nước ngọt nhất thế giới - chiếm 22% nguồn tài nguyên nước ngọt thế giới và đây là điều khiến các quốc gia khác phải ghen tị.

Tuy nhiên, một sự thật rất sốc khác đó là mặc dù trái đất hiện nay rất thiếu nguồn nước ngọt nhưng nước của Hồ Baikal vẫn đang chảy ổn định vào Bắc Băng Dương - một sự lãng phí đáng buồn.

Quay trở lại câu chuyện chuyển nước từ Hồ Baikal tới miền Bắc Trung Quốc, phía Trung Quốc đã đứng ra đàm phán với Nga và lên kế hoạch nhập khẩu một lượng lớn tài nguyên nước ngọt.

Tuy nhiên, điều không ngờ tới là phía Nga sau đó đã "quay xe", vậy sự tình thế nào?

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?- Ảnh 3.

"Lý do không thể bác bỏ" của người Nga?

Sau khi hai phía đạt được thỏa thuận, các công ty Trung Quốc đã đến hồ Baikal để khai thác.

Tuy nhiên, một số công ty không thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác do phía Nga quy định. Cần lưu ý là việc lấy nước từ Hồ Baikal không đơn giản mà đòi hỏi nhiều quy trình để nước thu được có thể sử dụng được.

Để giảm chi phí, một số công ty đã lấy nước trực tiếp từ các nhà máy giấy của Nga ở gần hồ, điều này chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Nếu đột nhiên bị ô nhiễm mạnh, rất có thể sẽ gây ra sự mất cân bằng trong khả năng điều hòa tự nhiên của Hồ Baikal. Đồng thời, nếu nguồn nước bị ô nhiễm được vận chuyển về Trung Quốc cũng sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?- Ảnh 4.

Do vậy cách hành xử ngang ngược của các công ty Trung Quốc đó khiến phía Nga rất bất bình. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt của mình khỏi bị ảnh hưởng, Nga đã cấm các công ty này tiếp tục khai thác.

Khi biết tin Nga cấm Trung Quốc tiếp tục lấy nước ngọt từ Hồ Baikal, nhiều người Trung Quốc chưa hiểu rõ vấn đề đã tỏ ra rất phẫn nộ, tuy nhiên khi sự thật được phơi bày thì họ cũng nhận ra rằng hành động của Nga là bắt buộc.

Điều đáng nói, Nga không cấm vĩnh viễn việc Trung Quốc tiếp tục lấy nước ngọt mà chỉ yêu cầu các công ty vi phạm phải chấn chỉnh. Chỉ cần khắc phục được vấn đề thì Trung Quốc có thể tiếp tục khai thác tài nguyên nước ngọt của hồ bình thường.

Vào tháng 4/2019, Tòa án trọng tài vùng Irkutsk (Nga) ra phán quyết đình chỉ mọi hoạt động xây dựng nhà máy nước đóng chai của công ty AkvaSib ven Hồ Baikan. AkvaSib là doanh nghiệp Nga nhưng lại thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc.

Tòa án đã khẳng định các kết luận mà các chuyên gia môi trường đưa ra rằng công trình xây dựng của AkvaSib sẽ đe dọa môi trường sống của 40 loài động vật, thực vật độc đáo quanh hồ Balkan.

Lệnh cấm không chỉ áp dụng với việc xây dựng các chủ thể của nhà máy trên địa bàn có tổng diện tích 16.974 m2 mà còn cấm bất kỳ giao kèo tương tự liên quan đến khu đất ở đây.

Theo kế hoạch mà AkvaSib vạch ra nước lấy từ hồ sẽ được bơm qua một đường ống dẫn nước dài vài km đến nhà máy đang được xây dựng trên bờ hồ, đóng chai và xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Mông Cổ.

Công suất dự kiến của nhà máy là 528.000 lít nước mỗi ngày.

Tuy nhiên vào tháng 1/2019, dự án này cũng đã buộc phải tạm ngưng sau khi vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của người dân địa phương.

Trung Quốc thiết tha muốn mua tài nguyên "quý hơn dầu mỏ", vì lý do gì người Nga "gật rồi lắc"?- Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại