Trung Quốc thí điểm hệ thống quản lý hành vi học đường bằng AI và nhận diện khuôn mặt

Long.J |

Học sinh trung học ở Trung Quốc có thể phải suy nghĩ kỹ trước khi lăn ra ngủ gật, vì AI và hệ thống nhận diện khuôn mặt sẽ theo dõi nhất cử nhất động của bất cứ ai trong lớp.

Trường trung học Hàng Châu số 11 ở Chiết Giang đã lắp đặt "hệ thống quản lý hành vi học đường thông minh", nắm bắt tối đa những biểu hiện, hành vi và cử chỉ... rồi phân tích bằng Big Data để chắc chắn rằng học sinh đang tập trung, chú ý đến tiết học.

Trung Quốc thử nghiệm hệ thống "quản lý hành vi học đường thông minh".

Việc này là một phần của chiến lược "Big Brother", sử dụng sức mạnh của AI và các công cụ nhận diện khuôn mặt vào việc xác minh thanh toán, truy bắt tội phạm, check-in tại các sự kiện giải trí...

"Hệ thống này chỉ thu thập biểu cảm trên khuôn mặt và thông tin về hành vi của học sinh", phó Hiệu trưởng trường Hàng Châu số 11 nói với The Paper.

"Nó có thể cải thiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh".

Trung Quốc thí điểm hệ thống quản lý hành vi học đường bằng AI và nhận diện khuôn mặt - Ảnh 2.

Tương tự điểm tín dụng xã hội (social credit), hệ thống này sẽ đánh giá, chấm điểm từng học sinh theo thời gian thực. Kết quả sẽ hiển thị trên một màn hình riêng của giáo viên để tiện theo dõi.

Hệ thống này có thể "đọc" được học sinh có đang nghe giảng hay ngủ gật. Thậm chí, còn có thể phát hiện các trạng thái cảm xúc như vui vẻ, sợ hãi, tức giận hay bối rối.

Tương tự điểm tín dụng xã hội (social credit), hệ thống này sẽ đánh giá, chấm điểm từng học sinh theo thời gian thực. Kết quả sẽ hiển thị trên một màn hình riêng của giáo viên để tiện theo dõi.

Trung Quốc thí điểm hệ thống quản lý hành vi học đường bằng AI và nhận diện khuôn mặt - Ảnh 3.

Gian trưng bày của Hikvision Digital Technology tại một triển lãm công nghệ ở Bắc Kinh

Hệ thống giám sát lắp đặt tại trường trung học Hàng Châu số 11 được phát triển bởi Hikvision Digital Technology, một trong những nhà cung cấp camera an ninh thông minh lớn nhất thế giới.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, vấn đề này đang được bàn tán xôn xao. Nhiều người cho rằng, cần phải nâng cao sự tự giác cho học sinh chứ không phải theo dõi sát mọi hành vi. Có người còn cho rằng làm như vậy thì có khác gì trại tập trung.

Hiệu trưởng trường Hàng Châu số 11 nói rằng, sau khoảng 1 tháng thử nghiệm, học sinh bắt đầu chấp nhận việc bị theo dõi và dần cải thiện hành vi của mỗi người.

Theo Shine

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại