Trung Quốc sẽ trở thành nước đầu tiên sở hữu “thần lửa” S-500 từ Nga, vì sao?

Anh Tuấn |

Theo tạp chí quân sự Military Watch, Trung Quốc có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên được mua hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey một khi Nga bắt đầu bán loại vũ khí này ra nước ngoài.

“Mặc dù Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc phát triển các hệ thống phòng không nội địa khi đã sản xuất những hệ thống như HQ-9B, song khả năng của chúng vẫn còn khá hạn chế khi so với những hệ thống mới nhất của Nga như S-400 và S-300V4. Điều đó có nghĩa là trong tương lai gần Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các loại khí tài của Nga”, tạp chí này nhận định.

Với việc các loại vũ khí do Nga sản xuất được quân đội Trung Quốc tin tưởng trong nhiều năm qua, cùng với việc tên lửa S-400 đã được cung cấp cho Trung Quốc, Military Watch tin rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành “khách hàng hàng đầu mua S-400 của Nga”.

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Nga và Belarus sở hữu S-400, sau khi hệ thống này được vận chuyển cho Trung Quốc vào năm ngoái. S-400 được trang bị tên lửa siêu thanh 40N6E có tầm bắn tối đã vào khoảng 400km và giúp nó phòng chống máy bay và tên lửa các loại của đối phương. Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với quân đội Trung Quốc vì thương vụ này,

“Sự hiện diện của hệ thống tên lửa S-400 được coi là một bước tiến lớn phục vụ cho việc bảo vệ bờ biển phía đông của Trung Quốc”, tạp chí Military Watch nhấn mạnh.

Đợt cung cấp S-400 thứ hai cho Trung Quốc đã được thực hiện vào tuần trước, khi ba tàu vận chuyển các bộ phận của hệ thống tên lửa này sẽ giúp nước này có thêm một trung đoàn tên lửa phòng không nữa trong tương lai.

Hiện tại những thông số kỹ thuật của S-500 vẫn được giữ kín, tuy nhiên một số nguồn tin cho biết hệ thống này có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở khoảng cách tối đa 600km, và có thể theo dõi và đối phó với 10 tên lửa đạn đạo bay ở tốc độ siêu thanh (ước tính vào khoảng 7km/giây) cùng lúc.

Cùng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ cũng đã ký một thỏa thuận có giá trị hàng tỉ USD để mua về S-400, và quá trình cung cấp tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được thực hiện vào đầu tháng này còn Ấn Độ sẽ có hệ thống tên lửa phòng không của Nga vào khoảng năm 2023.

Mỹ hiện đang xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hai quốc gia này vì mua hệ thống vũ khí của Nga, và đáp lại Ankara cho biết họ sẽ xem xét từ bỏ các thỏa thuận với hãng Boeing của Mỹ nếu Washington áp đặt trừng phạt đối với họ vì S-400.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại