Ảnh minh họa
Việt Nam sở hữu một loại cây gia vị đắt thứ 3 thế giới chỉ sau nghệ tây và vani là bạch đậu khấu (hay còn gọi là thảo quả xanh, Elettaria cardamomum).
Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, kể từ đầu năm đến nay nước ta đã xuất khẩu được 2.628 tấn bạch đậu khấu – nhục đậu khấu (BĐK – NĐK), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của BĐK – NĐK với 750 tấn kể từ đầu năm. Hà Lan và Mỹ lần lượt là 589 tấn và 403 tấn. Trong xuất khẩu ngành hàng này, Nedspice Việt Nam, Olan Việt Nam và Tuấn Minh là các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu.
Trong năm 2022, Việt Nam đã thu về 32,4 triệu USD từ xuất khẩu mặt hàng này với 5.589 tấn.
Theo các chuyên gia, bạch đậu khấu là cây thuộc họ gừng, trồng nhiều các 1 số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,... Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy. Cụm hoa mọc thành bông, hoa màu trắng.Mùa thu là lúc thu hái quả. Đây là loại cây chỉ đậu quả ít nhất sau 2 năm và thường sẽ hái cây trên 3 năm, quả được hái lúc còn ở giai đoạn chuyển sang vàng xanh (gần chín).
Công trình mới từ tổ hợp khoa học Texas A&M lớn của Mỹ chỉ ra bạch đậu khấu chính là một "siêu thực phẩm" giúp duy trì cơ thể săn chắc và giảm mỡ thần kỳ. Nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Luis Cisneros-Zevallos từ Trường Đại học Khoa học đời sống và nông nghiệp Texas A&M và Texas A&M AgrLife cho thấy bạch đậu khấu giúp làm tăng cảm giác ngon miệng nhưng lại giảm béo và giảm viêm cực kỳ hiệu quả.
Trong thí nghiệm trên chuột, bạch đậu khấu đã làm tiêu hao mức sử dụng năng lượng và giảm mạnh khối lượng chất béo bằng cách điều chỉnh các mạch thần kinh điều chỉnh quá trình phân giải mô mỡ và quá trình hô hấp tế bào ở gan và cơ xương.
Tại Việt Nam, bạch đậu khấu không chỉ được dùng như gia vị mà còn là vị thuốc Đông y thường dùng trong các vấn đề sức khỏe như chán ăn, đau họng, cảm lạnh, ợ hơi, co thắt bụng...
Đối với nhục đậu khấu, đây là một loài thực vật có hoa, hay còn được gọi là ngọc khấu, có tên khoa học là Myristica fragrans thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Nhục đậu khấu có nguồn gốc từ vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương, phân bố chủ yếu ở châu Á như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam,... và phía tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây nhục đậu khấu được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng phía nam.
Hiện nay, loại nhục đậu khấu được sử dụng nhiều nhất là cây hạt nhục đậu khấu, chúng được dùng làm gia vị phổ biến và được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh Đông y.
Một nghiên cứu năm 2006 công bố trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc (Journal of Medicinal Food) cho rằng tất cả thành phần trong bột nhục đậu khấu đều có đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, nghiên cứu năm 2013 công bố trên Tạp chí Kỹ thuật di truyền và Công nghệ sinh học cho biết có 32 hợp chất trong nhục đậu khấu có hoạt tính chống oxy hóa giảm đau, giãn cơ và kháng khuẩn. Nhục đậu khấu chứa hợp chất tương tự như tinh dầu bạc hà, có đặc tính giảm các cơn đau.