Tàu tấn công công đổ bộ USS Wasp được trang bị ít nhất 10 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35B trên tàu đã đứng gác khi các xe tăng lội nước của Philippines lăn bánh trên một bờ biển của Philippines nằm cách không xa so với các quần đảo đang nằm trong tranh chấp ở Biển Đông. Tàu USS Wasp đang có mặt trong khu vực để tham gia một cuộc tập trận kéo dài giữa Mỹ và Philippines.
Hoạt động này diễn ra khi mà Manila đang tìm cách đẩy lùi trở lại sự xâm nhập gần đây của hàng trăm tàu Trung Quốc vào khu vực gần đảo Thị Tứ. Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo Thị Tứ vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc, Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan tranh chấp.
Sự tham gia của chiến hạm USS Wasp vào cuộc tập trận đã cho thấy "mức độ gia tăng năng lực quân sự mà chúng tôi đã cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở", Hải quân Mỹ cho biết khi đưa tàu chiến đến khu vực hồi tuần trước. Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề Vai) kéo dài 2 tuần giữa Philippines và Mỹ đã khai hỏa từ ngày 1/4 và có sự tham gia của khoảng 4.000 binh sĩ Philippine, 3.500 binh sĩ, 50 binh sĩ Australia.
Chiến đấu cơ F-35 mà Mỹ đưa đến cuộc tập trận trên tàu USS Wasp là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h.
Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Bắc Kinh chưa bình luận gì về việc Mỹ bất ngờ tiến hành tập trận chung với Philippines ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh được cho là sẽ không tranh khỏi cảm giác tức giận và lo lắng.
Sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ cùng với hàng loạt chiến đấu cơ tối tân ở Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc thêm phần bất an và vụ việc này sẽ đẩy mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước leo thang hơn nữa.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trung Quốc đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.
Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.