Trung Quốc ngồi trên một “kho báu” quý như vàng, sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đi trước thế giới

Anh Dũng |

Dân số khổng lồ 1,4 tỷ người của Trung Quốc đang mang lại một “mỏ vàng” có giá trị với cả nền kinh tế.

Trung Quốc ngồi trên một “kho báu” quý như vàng, sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đi trước thế giới - Ảnh 1.

Cả thế giới đang trong một cuộc chạy đua về khoa học sinh học để hướng tới những thành quả mà nhân loại khao khát. Chẳng hạn như các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn, những cải thiện về tuổi thọ, các loại thuốc và vaccine đột phá.

Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD để trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. Các chuyên gia nước này tuyên bố số dân khổng lồ 1,4 tỷ người của họ có thể cung cấp một kho dữ liệu quý giá.

Họ cho biết thêm rằng một lượng lớn dữ liệu đã được lưu trữ trong các ngân hàng sinh học và trung tâm nghiên cứu trên khắp Trung Quốc. Nhưng chính phủ hiện đang triển khai một cuộc “khảo sát di truyền học quốc gia” để thu thập thông tin và giám sát chặt chẽ hơn các nguồn dữ liệu này.

Joy Y. Zhang, giám đốc trung tâm Centre for Global Science and Epistemic Justice, cho biết chính phủ kiếm soát lĩnh vực này vì họ nhận ra tiềm năng kinh tế to lớn. Song Trung Quốc vẫn cần sự hợp tác quốc tế để khai thác tiềm năng đó. “Hiện tại, Trung Quốc đang có một mỏ vàng ngay trước cửa nhà”, bà nói.

Trung Quốc ngồi trên một “kho báu” quý như vàng, sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đi trước thế giới - Ảnh 3.

Một nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại phòng thí nghiệm di truyền y tế tại Đại học Trung Nam ở Trung Quốc, năm 2006. Ảnh: Getty Images

Khoa học sinh học bùng nổ

Các tế bào tạo nên cơ thể con người có thể mở ra những khám phá mới và có tác động to lớn, từ chăm sóc sức khoẻ đến nền kinh tế, quốc phòng và an toàn sinh học.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã nhấn mạnh lợi ích của vật chất di truyền trong nghiên cứu và điều trị bệnh, phát triển dược phẩm và thiết bị y tế. Những nghiên cứu này cũng giúp hiểu rõ hơn về sự hình thành của dị tật bẩm sinh hoặc cách gen tác động đến tuổi thọ con người. Điều này đặc biệt quan trọng khi Trung Quốc đối mặt với tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động già đi.

Trung Quốc ngồi trên một “kho báu” quý như vàng, sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đi trước thế giới - Ảnh 4.

Một nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm di truyền trên phôi thai tại Viện Khoa học Sinh sản tỉnh Sơn Tây ở Thái Nguyên, Trung Quốc, vào ngày 29 tháng 11 năm 2018. Ảnh: AP

Di truyền học của Trung Quốc có thể cung cấp một “nguồn tài nguyên chiến lược và một kho báu” nhờ số dân khổng lồ. Vì thế, các trung tâm nghiên cứu mới đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Các công ty dược phẩm sinh học được niêm yết công khai với trị giá hàng trăm tỷ USD. Năm 2015, chính phủ cho biết cơ sở dữ liệu của họ lớn nhất thế giới với khoảng 44 triệu hạng mục.

Các quan chức cũng xác định công nghệ sinh học là một trong những ngành chiến lược mới nổi mà Trung Quốc sẽ tập trung phát triển trong kế hoạch chính sách 5 năm mới nhất của chính phủ. Bộ gen được coi như tài nguyên thiên nhiên quý giá chẳng kém dầu mỏ hoặc đất đai.

Bài toán lớn của Trung Quốc

Anna Puglisi, giám đốc chương trình công nghệ sinh học tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown, cho biết Trung Quốc đã tích luỹ được lượng dữ liệu về gen lớn nhất thế giới. Việc hiểu được chắc năng của gen là một trong những bài toán then chốt ảnh hưởng đến cả nền y học và nghiên cứu sinh học.

Song, bà Zhang cho biết ngân hàng sinh học ở Trung Quốc vẫn còn rời rạc và đang ở giai đoạn hình thành. “Việc vận hành một ngân hàng sinh học tốn rất nhiều tiền và việc không thể sử dụng dữ liệu hoặc tài liệu đã được thu thập là một sự lãng phí tài nguyên”, bà nói.

Trung Quốc ngồi trên một “kho báu” quý như vàng, sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đi trước thế giới - Ảnh 6.

Một nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm di truyền tại Viện Khoa học Sinh sản tỉnh Sơn Tây ở Thái Nguyên, Trung Quốc, vào ngày 29 tháng 11 năm 2018. Ảnh: AP

Vì vậy, Trung Quốc đang hy vọng sẽ lưu trữ dữ liệu này tốt hơn. Một trong những bước tiến lớn nhất bao gồm việc phác thảo một “cuộc khảo sát toàn quốc về các nguồn gen người”, nhằm mục đích tập trung và chuẩn hoá dữ liệu hiện có.

Cuộc khảo sát sẽ được tổ chức 5 năm một lần. Chính quyền cấp tỉnh sẽ tổng hợp thông tin trong khu vực sau đó gửi cho bộ khoa học quốc gia. Tuy nhiên, chi tiết về phạm vi hoặc phương pháp khảo sát vẫn chưa cụ thể.

Tham khảo CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại