Trung Quốc lo ngại gì trước sức mạnh ngày càng ‘đáng sợ’ của Hải quân Mỹ?

Đức Trí |

Hải quân Mỹ gần đây đã tiến hành một loạt các hành động tăng cường khả năng chiến đấu thực chiến, điều này làm Trung Quốc lo lắng.

Hải quân Mỹ đang tăng cường hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nguồn: people.com.cn.

Hải quân Mỹ đang tăng cường hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nguồn: people.com.cn.

Theo báo cáo của truyền thông, Hải quân Mỹ gần đây đã tập trung vào cạnh tranh chiến lược nước lớn, dựa vào việc triển khai tuyến đầu, đổi mới chiến thuật và huấn luyện chiến đấu thực tế để thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Việc Hải quân Mỹ tăng tốc triển khai chiến đấu thực tế làm Trung Quốc lo lắng và cho rằng hành động của Mỹ sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình an ninh khu vực.

Thúc đẩy triển khai tuyến đầu

Hải quân Mỹ gần đây đã thành lập một "Nhóm tác chiến mặt nước" để tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.

Quân đội Mỹ tuyên bố rằng việc thành lập nhóm này đánh dấu lần đầu tiên các tàu chiến và tàu khu trục của Hải quân Mỹ thành lập một nhóm hoạt động đặc biệt trên mặt nước, cho phép các chỉ huy hạm đội chỉ huy các hoạt động tác chiến trên không, trên mặt nước và dưới nước.

Các hoạt động chung của các tàu và lực lượng này có thể nâng cao khả năng chiến đấu toàn diện của Hải quân Mỹ.

Theo báo cáo, "Nhóm tác chiến mặt nước" đã tiến hành các cuộc tập trận với các khoa mục như tác chiến mặt nước, đối kháng thủy lôi, tác chiến chống ngầm. Đoạn video cuộc tập trận cho thấy, Quân đội Mỹ đã điều động trực thăng MH-60S và MH-60R trên tàu để thả và vớt thiết bị không người lái Swordfish Mk18 Mod1 có khả năng trinh sát dưới nước, thăm dò và định vị bom mìn.

Sự hình thành của "Nhóm tác chiến mặt nước" là mô hình thu nhỏ của các hoạt động thường xuyên gần đây của Hải quân Mỹ tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.

Thông tin được Hải quân Mỹ công bố cho thấy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Pinckney (DDG-91) gần đây đã hoạt động ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương, diễn tập phòng chống cháy nổ vào ngày 22/7 và thực hiện hoạt động tiếp tế trên biển vào ngày 26/7.

Một tàu khu trục khác của Hải quân Mỹ là USS Benfold (DDG-65) cũng thực hiện một cuộc diễn tập phòng chống cháy nổ ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 24/7. Ngoài ra, tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70 mang theo máy bay F-35C và máy bay vận tải CMV-22 đã lên đường từ căn cứ San Diego để triển khai ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc lo ngại gì trước sức mạnh ngày càng ‘đáng sợ’ của Hải quân Mỹ? - Ảnh 2.

Hàng loạt tàu chiến hiện đại của Mỹ đang nâng cao khả năng chiến đấu thực tế. Nguồn: people.com.cn.

Tăng cường tần suất diễn tập

Ngoài việc tăng cường triển khai ở tuyến đầu, Hải quân Mỹ gần đây cũng đã tăng cường cải thiện khả năng chiến đấu của mình bằng cách hoàn thiện các khái niệm tác chiến và tăng cường tần suất huấn luyện.

Một mặt, cải thiện khái niệm “tác chiến phân tán trên biển”. Trong bối cảnh môi trường tác chiến ngày càng phức tạp, trang thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống thông tin phát triển nhanh chóng, Hải quân Mỹ liên tục đề xuất các khái niệm tác chiến mới.

Năm 2014, Hải quân Mỹ đã phát động một loạt các hành động mới và lần đầu tiên đưa ra khái niệm "sát thương phân tán".

Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã đưa ra khái niệm "tác chiến phân tán trên biển" trên cơ sở các khái niệm trên, nhấn mạnh đến việc triển khai phi tập trung các lực lượng tác chiến trong phạm vi không gian rộng, nhiều lĩnh vực tác chiến để có được và duy trì quyền kiểm soát hàng hải.

Gần đây, Hải quân Mỹ đã tiếp tục hoàn thiện và cải tiến khái niệm "tác chiến phân tán trên biển", chủ yếu thể hiện ở ba khía cạnh: Thứ nhất, tăng cường khả năng tác chiến thông tin hóa, bao gồm khả năng nhận thức chiến trường ba chiều và đa chiều, khả năng thông tin chỉ huy liên quân chủng và khả năng tác chiến điện tử hiệu quả.

Thứ hai là tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị độc lập, bao gồm đảm bảo năng lực tấn công hỏa lực tiêu diệt địch; thứ ba là tăng cường khả năng chiến đấu một cách hệ thống, mỗi đơn vị chiến đấu thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng có khả năng kết nối và khả năng tương tác để đạt được mục tiêu chung.

Mặt khác, Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, kéo dài hai tuần, được tiến hành đồng thời trên nhiều vùng biển từ châu Âu, châu Phi đến châu Á.

Hải quân Mỹ cho biết có tổng cộng 36 tàu ngầm và tàu mặt nước với nhiều nhóm tấn công tàu sân bay và nhóm tác chiến đổ bộ. Ngoài ra còn có 50 tàu khác tham gia cuộc tập trận thông qua mạng ảo, với tổng số 25.000 quân tham gia tập trận.

Truyền thông Mỹ cho rằng, khi chiến lược quân sự của Mỹ chuyển sang ứng phó với "sự cạnh tranh giữa các siêu cường", Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu đối phó với các cuộc xung đột trên biển giữa các cường quốc sau khi cuộc chiến chống khủng bố kéo dài gần 20 năm kết thúc.

Cuộc tập trận này có nghĩa là Hải quân Mỹ đang tái hiện lại những đặc điểm với cường độ cao và quy mô lớn của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Có thông tin cho rằng, cuộc tập trận sẽ xác minh các khái niệm về "tác chiến phân tán trên biển", "tác chiến gần bờ trong môi trường đối kháng", và "tác chiến căn cứ viễn chinh tiền tuyến".

Trung Quốc lo ngại gì trước sức mạnh ngày càng ‘đáng sợ’ của Hải quân Mỹ? - Ảnh 4.

Trung Quốc ngày càng lo lắng trước sức mạnh của Hải quân Mỹ. Nguồn: people.com.cn.

Gia tăng căng thẳng

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, những “động thái nhỏ” gần đây của Hải quân Mỹ trong việc xây dựng sức mạnh quân sự đã vượt xa nhu cầu an ninh quốc gia và nhằm nắm bắt tầm cao chỉ huy của khoa học kỹ thuật quân sự và thế chủ động trong chiến lược. Nhìn về tương lai, không thể đánh giá thấp tác động tiêu cực tiềm tàng của các hành động nêu trên của Hải quân Mỹ.

Một là tăng nguy cơ chạy đua vũ trang. Dưới sự hướng dẫn của khái niệm "tác chiến phân tán trên biển", tức là "bất kỳ tàu nào cũng có thể chiến đấu", Hải quân Mỹ sẽ tăng tốc độ triển khai chiến đấu thực tế và tăng cường khả năng tấn công hỏa lực của các nền tảng chiến đấu, điều này chắc chắn sẽ làm tăng chạy đua vũ trang toàn cầu và nguy cơ phổ biến công nghệ quân sự.

Thứ hai, gây ra bất ổn trong khu vực. Từ phương hướng tăng cường triển khai quân và diễn tập thực chiến của Hải quân Mỹ, không khó để nhận thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu không chỉ là tâm điểm tập trung của Hải quân Mỹ, mà còn là "bến đỗ" cho lực lượng tác chiến tiên tiến.

Bước tiếp theo, Quân đội Mỹ có thể dựa vào các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cùng NATO và các liên minh khác để tiếp tục tăng cường xây dựng quân đội theo các hướng nêu trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại