Trung Quốc lập trạm theo dõi Triều Tiên thử hạt nhân

Cẩm Bình |

Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc vừa cho lập 4 trạm theo dõi hoạt động hạt nhân trong khu vực, bao gồm cả những vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Bắc Kinh cho biết đây là động thái thể hiện cam kết không phổ biến hạt nhân của nước này.

Bốn trạm này được chứng nhận căn cứ theo Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) vào năm 2017 và mới tổ chức lễ khánh thành vào ngày 30.1. Các trạm lần lượt đặt tại thành phố Bắc Kinh, thị trấn Hailar (Nội Mông), thành phố Quảng Châu và thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc).

Lý Bân, nhà nghiên cứu của khoa Quan hệ quốc tế đại học Thanh Hoa, cho biết: “Hệ thống giám sát toàn cầu theo CTBT chủ yếu dùng 4 phương pháp chính để phát hiện các hoạt động hạt nhân: sóng địa chấn, xạ hình (radionuclide-dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình lại các vật thể), dò âm thanh dưới nước và sóng âm”.

Tất cả 4 trạm mới của Trung Quốc đều nằm trong hệ thống toàn cầu của CTBT, có nhiệm vụ theo dõi các vụ thử hạt nhân tiềm năng ở khắp nơi trên thế giới. Hai trong số 4 trạm dùng công nghệ xạ hình, hai trạm còn lại dùng công nghệ dò sóng địa chấn, trong đó trạm ở Bắc Kinh và Hailar là gần với điểm thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên nhất.

Trung Quốc lập trạm theo dõi Triều Tiên thử hạt nhân - Ảnh 1.

Ảnh chụp vệ tinh của điểm thử hạt nhân Punggye-ri, Triều Tiên - Ảnh: Reuters


Trước đó vào tháng 9.2017, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch. Sóng xung kích từ vụ thử đã được ghi nhận bởi các trạm dò sóng địa chấn trong khu vực.

Kể tử vụ thử này, người dân Trung Quốc sống ở các tỉnh đông bắc gần biên giới Trung-Triều cũng trở nên ngày càng lo lắng về nguy cơ xảy ra một vụ lan truyền phóng xạ nếu các cuộc thử nghiệm của người láng giềng Triều Tiên xảy ra sai sót.

Trong năm 2017, chính quyền Bắc Kinh cũng đã tham gia vào chiến dịch lên án và áp đặt lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép với Bình Nhưỡng nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho biết sắp tới sẽ có tổng cộng 11 trạm theo dõi có tiêu chuẩn phù hợp với những gì CTBT quy định được xây dựng trên khắp đất nước, với mục địch phát hiện bất cứ hoạt động hạt nhân nào của Triều Tiên.

Các nhà phân tích đánh giá động thái xây trạm theo dõi hoạt động hạt nhân thay vì chờ phía Triều Tiên báo tin là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không còn tin tưởng người láng giềng của mình, và quan hệ Trung-Triều đang mỏng manh hơn bao giờ hết.

Lassina Zerbo, thư ký điều hành của Ủy ban trù bị cho Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện, đã hoan nghênh đóng góp trên của Bắc Kinh cho công tác chống phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Trung Quốc là một trong những nước phê chuẩn CTBT vào năm 1996. Hiện hiệp ước này đã có 183 thành viên. Lần cuối Trung Quốc cho thử hạt nhân là tháng 7.1996

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại