Trung Quốc đưa ngay Su-35 ra "so găng" với F-35 trên Biển Đông?

Tuấn Hưng |

Tờ Phượng Hoàng (Hong Kong) dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, ngay khi được tiếp nhận, Bắc Kinh sẽ điều Su-35 đến hoạt động (phi pháp) tại Biển Đông.

Theo nhận định của tờ Phượng Hoàng, sau khi mua Su-35, Trung Quốc có thể sẽ triển khai sử dụng như một "lực lượng đặc nhiệm không chiến".

Báo Hồng Kông cho biết, khác với Su-27, Su-35 không chỉ có thể mang theo thùng dầu phụ, mà còn có khả năng nhận dầu trên không.

Phượng Hoàng khẳng định rằng, điểm mạnh của máy bay chiến đấu Su-35 là tính siêu cơ động và công nghệ đẩy véc tơ, có thể đánh bại máy bay F-35 Mỹ, phạm vi tác chiến bao trùm lên các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Ông Từ Dũng Lăng, phi công lái J-10 - người Trung Quốc được bay thử Su-35 đầu tiên cho rằng có hai điểm mạnh đó là tính siêu cơ động và công nghệ đẩy véc tơ.

Viên phi công này nhấn mạnh, nguyên lý của tính siêu cơ động đã được làm rõ, nhưng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hoàn toàn không thực hiện được đầy đủ công năng.

 Trung Quốc đưa ngay Su-35 ra so găng với F-35 trên Biển Đông?  - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35

"Phi công Trung Quốc hầu như chưa tiếp xúc được máy bay chiến đấu có khả năng bay siêu cơ động, một khi J-20 đã có khả năng này, phi công chưa có kinh nghiệm liên quan điều khiển nó thì có thể sẽ gặp rủi ro. Vì vậy, chương trình Su-35 đã cung cấp phương án giải quyết".

Từ Dũng Lăng cho rằng Su-35 có khả năng siêu cơ động, có khả năng tác chiến vượt toàn diện các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30. Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trần Hổ của Trung Quốc cho rằng khi có sự hỗ trợ của hệ thống không chiến có hiệu quả, Su-35 có thể đánh bại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ.

Chuyên gia phân tích quốc phòng cho rằng sau khi mua Su-35, Trung Quốc có thể sẽ tập trung triển khai sử dụng như một "lực lượng đặc nhiệm không chiến".

Theo vị chuyên gia này, khác với Su-27, tiêm kích Su-35 không chỉ có thể mang theo thùng dầu phụ, mà còn có khả năng tiếp dầu trên không. Điều này giúp cho phạm vi tuần tra và tác chiến của nó đủ để bao quát các vùng biển nhạy cảm như biển Hoa Đông, Biển Đông.

Trước đó, Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada) cũng từng nhận định, Trung Quốc có thể sẽ triển khai tiêm kích đa năng tối tân Su-35 tới khu vực Biển Đông thay vì Hoa Đông như đồn đoán trước đây.

Lý giải cho nhận định này, Kanwa cho rằng tại khu vực không phận Hoa Đông, Su-35 không thể phát huy hết ưu thế, nơi này hoàn toàn có thể dựa vào ưu thế của tiêm kích J-10 do Trung Quốc sản xuất.

Ưu thế bay xa của Su-35 sẽ phát huy tác dụng thực sự tại Biển Đông, thiết lập mạng phòng thủ trên không phía trước đảo Hải Nam, thực hiện cuộc tuần tra mà không cần tiếp nhiên liệu trên Biển Đông trong thời gian dài.

Vì các máy bay tiêm kích hiện có của Trung Quốc đặt ở các căn cứ trên đất liền có thể bị giới hạn khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại khu vực phía Nam Biển Đông. Đó là do lượng nhiên liệu mang theo rất ít, hạn chế lớn đến thời gian tuần tra.

Từ trên đất liền bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hải quân, Trung Quốc cần phải có loại máy bay chiến đấu hiện đại có tốc độ bay lớn, bán kính tác chiến lớn như Su-35. Một khi căng thẳng leo thang, máy bay này có thể dùng để thực hiện “cái gọi là” chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Theo Phượng Hoàng, đây là những lý do có thể khiến Trung Quốc triển khai (phi pháp) tiêm kích Su-35 tại Biển Đông ngay khi nước này sở hữu chúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại