Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây

NGỌC XUÂN |

Không thua gì hột vịt lộn, trứng bắc thảo cũng khiến người nước ngoài phải "chạy dài".

Trứng bắc thảo, hay còn gọi là "trứng thế kỷ (century egg)". Cái tên này là để chỉ độ "già" của trứng, ý chỉ việc món trứng này được ủ trong một thời gian dài trong rơm, vôi, vụn gỗ để lên men. 

Tuy nhiên thời gian ủ trứng bắc thảo ở hiện tại có thể lên từ hàng tuần đến hàng tháng, chứ không đến mức hàng năm như cái tên nói. Mặc khác, món trứng này quả thật cũng là món ăn có xuất xứ từ cả trăm năm trước.

Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 1.

Theo truyền thuyết, có một người đã bỏ quên một giỏ trứng vịt ở ngoài đồng, khiến chúng dầm dãi trong mưa bùn một thời gian dài. 

Mãi đến lúc người nọ nhớ đến mà đào lên thì trứng đã chuyển màu. 

Không biết là do can đảm, tiếc của hay tò mò, dù là lý do gì thì người này cũng đã mạnh dạn bóc trứng ăn thử, đồng thời nhận ra rằng món trứng này cũng khá là hợp khẩu. 

Thế là từ đó món trứng bắc thảo ra đời, hình thành một món ăn phổ biến khắp các nước châu Á. Trứng bắc thảo là một món ngon, ăn với các món nước nong nóng một chút như cháo, súp... thì lại càng tăng khẩu vị.

Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 2.

Tuy nhiên phần còn lại của thế giới, mà cụ thể là những người bạn bên trời Tây thì lại có vẻ e dè. 

Cũng giống với món trứng hột vịt lộn khiến nhiều người phương Tây phải "chạy dài" thì món trứng bắc thảo "già đời" này cũng gây hoang mang không kém.

Trứng bắc thảo quả thật không hấp dẫn lắm, ngay cả với người châu Á. 

Với lòng trắng gần như đen và trong suốt, cùng lòng đỏ hoá đen xanh, lại còn có mùi amoniac do lên men trong thời gian dài thì cũng dễ hiểu vì sao những người bạn bên kia bán cầu lại e sợ. 

Trứng bắc thảo được mô tả như có mùi phô mai Camembert lên men (một loại phô mai mềm của Pháp), cũng có mùi ngai ngái tương tự. 

Song, mặc dù e dè là thế, nhưng vẫn có khá nhiều người nước ngoài đã chủ động thử món ăn này với tâm thế tò mò, không hiểu vì sao mà một quả trứng lên men lâu ngày (mà theo họ nghĩ là lẽ ra phải hỏng). 

Thậm chí có người còn... ngây thơ tin vào cái tên "trứng thế kỷ" mà cho rằng quả trứng này thật sự đã hơn trăm tuổi!

Tuy nhiên, dù là với tâm thế gì thì những người bạn phương Tây này đều có vẻ không thấy món trứng này ngon lành như ông bà ta ngày xưa. 

Bằng chứng là loạt phản ứng "dở khóc dở cười" khi người nước ngoài ăn trứng bắc thảo sau đây:

Ăn đến mức cơ mặt "co rúm" lại. Nguồn ảnh: Barry Lewis.

Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 4.
Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 5.

Ai cũng muốn ứa nước mắt khi bắt đầu cảm nhận được hương vị nồng đậm. Nguồn ảnh: React.

Hương vị đặc trưng của trứng bách thảo dường như là hơi quá so với nhiều người. Nguồn ảnh: Savi You.

Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 7.

Nguồn ảnh: The Bell Life

Tuy nhiên, bên cạnh những phản ứng này thì vẫn có một số người "bình tĩnh" hơn và thậm chí là có vẻ thích món ăn này.

Trứng bắc thảo ngon là thế, nhưng đưa cho người nước ngoài ăn thì lại có những biểu cảm khó đỡ thế này đây - Ảnh 8.

Nguồn ảnh: The Crude Brothers.

Bên cạnh loạt những video với phản ứng gây hoang mang về món trứng này thì vẫn còn một số food blogger "có tâm" đã cho rằng nhiều người hiểu nhầm món ăn này. 

Bởi vì trứng bắc thảo thật ra hiếm khi được ăn riêng như vậy, mà phải ăn kèm với các món như cháo trắng, súp, đậu hũ để tăng vị cho các món ăn vốn hơi nhạt. 

Như vậy thì hương vị của các nguyên liệu mới có thể bổ trợ lẫn nhau, giúp cho trứng bắc thảo bớt đi phần nào mùi hương "nặng đô" và tăng thêm phần béo, đậm đà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại