Động vật nguy hiểm nhất thế giới không phải là cá mập hay con người. Hầu hết các cái chết gây ra bởi động vật, hoá ra, không liên quan tới đó là con gì mà vấn đề là những căn bệnh mà chúng truyền nhiễm.
Danh sách có một số thông tin khó xác định, nên hầu hết các thông tin này là phỏng đoán. Danh sách này thể hiện nhiều loại động vật nguy hiểm khác nhau, nhưng chắc chắn là chưa hoàn thiện.
Sau đây là một số loài vật gây chết người nhiều nhất. Kẻ săn mồi đáng sợ nhất lại không đáng sợ như bạn tưởng – đừng đánh giá thấp những kẻ trông nhỏ bé yếu ớt.
15. Cá mập: 6 người chết/năm
Các vụ các mập tấn công khá hiếm. Năm 2014, chỉ có 3 ca tử vong do cá mập tấn công, năm 2015 có 6.
14. Chó sói: 10 người chết/năm
Chó sói tấn công cũng khá hiếm kể cả ở những vùng sinh sống của loài này. Mặc dù báo cáo về sói tấn công trong vòng 50 năm trước năm 2002 khá hiếm, nhưng có vài trăm trường hợp trong vòng 2 thập kỉ qua tại các vùng Ấn Độ, trung bình khoảng 10 vụ mỗi năm.
13. Sư tử: Hơn 22 người chết/năm
Con số ước tính về các vụ chết người do sư tử thay đổi hàng năm. Nghiên cứu năm 2005 chỉ ra rằng từ 1990, sư tử đã giết hại 563 người chỉ tại vùng Tanzania, trung bình 22 vụ mỗi năm.
Các vụ khác xảy ra ngoài Tanzania không có con số chính sác, nên rất khó dự đoán số vụ trên toàn thế giới.
12. Voi: 500 vụ chết người mỗi năm
Voi cũng chịu trách nhiệm cho rất nhiều cái chết – năm 2005 báo Nation Geographic cho biết 500 người bị voi tấn công giết hại hàng năm. Tuy nhiên con người giết hại voi còn nhiều hơn.
11. Hà Mã: 500 cái chết mỗi năm
Suốt một thời gian dài, hà mã được coi là động vật nguy hiểm nhất châu Phi. Hà mã được biết đến là rất hung hãn với con người, đặc biệt khi chúng lật đổ thuyền.
10. Giun sán: 700 ca tử vong/năm
Nói tới kí sinh trùng, giun sán là nguyên nhân gây sán gạo, một loại nhiễm trùng giết hại tới 700 người mỗi năm.
9. Cá sấu: 1.000 người chết/năm
Cá sấu được coi là động vật cỡ lớn giết nhiều người nhất châu Phi, theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.
8. Giun đũa: 4.500 cái chết mỗi năm
Giun đũa gây ra cái chết cho 4.500 người hàng năm, theo một nghiên cứu năm 2013. WHO cho biết sự nhiễm giun bắt đầu trong ruột non, căn bệnh giun đũa ảnh hưởng tới trẻ em nhiều hơn người lớn.
7. Ruồi xê-xê: 10.000 người chết hàng năm
Ruồi xê-xê có thể truyền nhiễm một căn bệnh gây ngủ gật, một chứng nhiễm khuẩn đầu tiên khiến người bệnh bị đau đầu, sốt, đau khớp và ngứa ngáy và sau đó là các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh. Số lượng người chết ngày càng tăng, với 10.000 ca mới mắc bệnh được báo cáo mỗi năm.
6. Bọ hút máu: 12.000 ca/năm
Bọ hút máu gây lây nhiễm bệnh Chagas, giết chết tới 12.000 người mỗi năm. Đây là một căn bệnh kí sinh trùng lây nhiễm qua loài bọ này khi chúng cắn lên mặt người.
5. Ốc nước ngọt: 20.000 người chết/năm
Ốc nước ngọt mang theo một loại giun kí sinh truyền cho người một căn bệnh gọi là schistosomiasis hay còn gọi là sán máng, khiến người mắc phải đau bụng dữ dội và đi ngoài ra máu.
Hàng triệu người đã nhiễm kí sinh này, và theo WHO, ước tính khoảng 20.000 đến 200.000 ca tử vong mỗi năm liên quan tới sán máng.
4. Chó: 35.000 ca chết người hàng năm
Chó – đặc biệt chó dại – là một trong những loài động vật nguy nhiểm nhất, mặc dù đã có vắc-xin phòng virus dại. Khoảng 35.000 ca chết người hàng năm liên quan tới bệnh dại, và 99% ca là do chó truyền nhiễm, theo WHO.
3. Rắn: 100.000 người chết mỗi năm
Rắn cắn giết hơn 100.000 người năm 2015. Tệ hơn, thuốc giải độc rắn cắn lại rất khan hiếm.
2. Con người: 437.000 vụ chết người hàng năm
Theo phòng Tội phạm và Ma tuý Liên Hợp Quốc, có khoảng 437.000 vụ giết người xảy ra năm 2012, khiến con người trở thành loài nguy hiểm thứ hai (và là động vật có vú nguy hiểm nhất) đối với con người.
Tuy nhiên con người vẫn chưa phải là kẻ thù lớn nhất của chính mình – nhưng cũng khá sát nhất.
1. Muỗi: 750.000 cái chết mỗi năm
Muỗi- loài côn trùng đáng ghét hút máu và truyền nhiễm virus từ người này sang người khác - là loài vật gây chết người nhiều nhất.
Chỉ riêng sốt rét đã chiếm một nửa số ca tử vong do muỗi – hầu hết tập trung tại vùng cận sa mạc Sahara. Châu Phi, nhưng con số này đang giảm.
Theo WHO, số ca mắc sốt rét giảm 37% trong khoảng thời gian 2000 – 2015. Bệnh sốt Đăng-gơ, một bệnh truyền nhiễm qua muỗi khác, đang trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu của các ca nhập viện và tử vong ở trẻ em tại các vùng châu Á và Mỹ-Latinh.