Trông thì nhỏ con vậy mà rắn lại sở hữu 1 thứ có thể nuốt mồi "khủng" ngon lành

Ken |

Bạn chẳng quá quen với hình ảnh rắn nuốt cá sấu, linh dương rồi phải không? Nhưng vì sao chúng làm được như vậy thì đâu phải ai cũng biết.

Hẳn ta đã quá quen với những hình ảnh loài trăn, rắn "xơi" những con mồi như cá sấu, bò... còn to hơn gấp mấy lần thân hình của mình.

Thế nhưng câu hỏi là vì sao chúng lại có thể "đánh chén" được những loài vật to đến thế? Phải chăng miệng, cơ hàm của chúng thần thánh đến thế ư? 

Theo các chuyên gia khoa học thì khả năng nuốt những con mồi to gấp mấy lần xác của rắn là nhờ vào cấu tạo miệng của chúng.

Nếu như miệng của con người chỉ có thể mở to tới 30 độ thì ở rắn, con số này phải đạt đến 130 độ cơ. Nguyên nhân là do đầu rắn và các xương hữu quan ở phần cằm hàm dưới mở, đóng không giống các loài vật khác. 

Ở rắn, phần đầu rắn nối với xương ở cằm, cử động được, thế nên phần cằm rắn có thể mở rất rộng ở phía dưới.

Các xương ở bộ hàm đều khớp với nhau, tạo thành 1 thể thống nhất.

Không chỉ xương hàm mà các xương ở miệng cũng đều nối với nhau bằng sợi dây chằng đàn hồi, mở rộng được ra 2 bên.

Chính vì lẽ đó mà miệng rắn không những có thể mở ra thật to mà còn mở được ra cả 2 bên phải, trái không giới hạn.

Trông thì nhỏ con vậy mà rắn lại sở hữu 1 thứ có thể nuốt mồi khủng ngon lành - Ảnh 3.

Thế nên, những con mồi có to gấp 4 -5 lần chúng như bò, cá sấu, linh dương... cũng chẳng "xi nhê" gì với bộ nhá của rắn ta cả.

Dẫu vậy trước khi trực tiếp xơi, rắn cũng đã thám thính trước độ lớn của mồi. Phần răng hình móc câu mở ra giúp đưa con mồi vào họng.

Tuyến nước bọt của rắn tiết ra thật nhiều - như một chất bôi trơn giúp mồi đi vào họng nhanh, nuột hơn.

Xương sườn rắn cũng hỗ trợ nhiệt tình, cử động nhằm đưa thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng da bụng. mồi đi đến đâu, rắn ta lại "nở" ra đến đó. 

Nguồn: Livescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại