Chúng ta thực sự biết gì về đại dương? Gần 95% của nó vẫn chưa được khám phá, và có vẻ như cứ mỗi ngày trôi qua, chúng ta lại phát hiện ra một thứ gì đó mới mẻ và... đáng lo ngại.
Mới đây, người ta đã phát hiện ra một con cá mập thời tiền sử, có lẽ đến từ thời đại khủng long với hàm răng đầy ám ảnh trôi dạt vào bờ biển Bồ Đào Nha.
Loài sinh vật biển giống rắn trong ác mộng này thực ra là một loài cá mập mào, một trong những loài già nhất và gây ám ảnh nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Trong khi các đồng loại từ thời tiền sử, như T-Rex và khủng long 3 sừng đều đã tuyệt chủng từ rất lâu, thì loài cá mập mào vẫn ung dung bơi lội tại các khu vực sâu dưới bề mặt các đại dương - theo lời các nhà khoa học.
Sở dĩ họ biết điều đó bởi một biến cố nghe có vẻ mơ hồ như cố truyện của một bộ phim kinh dị. Theo đó, một nhóm các nhà khoa học EU đang "mò mẫm" dưới các tầng sâu của Đại Tây Dương vào tháng 11/2017, cố tìm cách để "giảm thiểu sản lượng khai thác không mong muốn trong đánh bắt cá thương mại".
Tuy nhiên, họ lại vô tình bắt được một trong những sinh vật quý hiếm nhất và cổ đại nhất hành tinh, một sinh vật mà có lẽ đã được lấy ra làm hình tượng cho các câu chuyện về loài rắn biển vào thế kỷ 19.
Những thủy thủ kia không hề biết rằng loài cá mập mào mà họ vừa bắt được có hình dáng chẳng hề thay đổi là bao kể từ khi siêu lục địa Pangea tách gãy. Nếu bạn đang thắc mắc nó ra sao, thì xin thưa: cực kỳ kinh dị!
Con cá mập mào lớn nhất có thể dài đến 1,83 mét - bằng chiều cao của một người đàn ông trưởng thành. Nó được đặt tên theo cái mang của mình, vốn có các cạnh gợn sóng và khá mịn. Nhưng yếu tố dễ thương kết thúc ở ngay đó.
Bên trong cái đầu ngắn của cá mập mào là 300 lý do khiến bạn không bao giờ muốn bơi ra xa khỏi bãi biển một lần nữa: nó có hàng trăm chiếc răng hình kim sắc bén, đặt ngay ngắn thành 25 hàng.
Nó dùng những cú lao tới nhanh gọn để cắm ngập những chiếc răng kìa vào những con cá mập khác, cá, bạch tuộc và mực.
Con người biết rất ít về cá mập mào bởi nó sống sâu dưới đáy đại dương, ngoài bờ biển Nhật Bản, New Zealand và Australia.
Trong hơn 80 triệu năm tồn tại trên hành tinh, rất hiếm khi cá mập mào động độ với con người hay được nhìn thấy và quay phim trong môi trường sống tự nhiên của nó. Những thủy thủ từ thế kỷ 19 - vốn chết khiếp khi thấy con cá mập này - là những người đầu tiên ghi chép về nó.
Cá mập mào có cấu trúc cơ thể học khá đơn giản, có lẽ bởi sự thiếu chất dinh dưỡng trong môi trường nước mà nó sống. Còn về lý do tại sao nó có thể sống dai hơn nhiều so với các đồng loại từ Kỷ Phấn trắng thì chẳng ai có thể trả lời chính xác được.
Do đó, đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những lời nhắc rằng có những loài sinh vật cực kỳ gây ám ảnh đang tồn tại và trôi nổi trên một thứ mà chúng ta luôn nhìn nhận là "bề mặt đại dương yên lặng.
Mỗi ngày, các nhà khoa học luôn tìm hiểu những loài nào đang bơi trong các khu vực biển chưa được khám phá, sau đó đưa chúng lên Internet để cho cả thế giới thấy. Ví dụ, vào đầu năm 2017, một nhóm các nhà khoa học Quốc tế được tài trợ bởi bảo tàng Australia đã phát hiện ra một vài sinh vật cách mặt biển hơn 3,2km.
Họ muốn biết loại sinh vật gì đang sống nơi bóng tối vĩnh cửu, áp suất cực lớn, và nhiệt độ không thích hợp cho sự sống
Các nhà khoa học đã tìm thấy những thứ như một con cua đỏ được phủ bởi hàng tá gai nhọn. Và họ đã phát hiện một loại cá quan tài - một tên mưu mẹo mắt xanh, vây đỏ, sử dụng một cần câu treo một miếng mồi mượt mà trên đỉnh đầu của nó để dụ con mới tới đủ gần và tấn công.
Vậy đấy, có lẽ bãi biển là nơi an toàn nhất cho tới khi chúng ta biết thêm về những sinh vật đang bơi lội ở xa hơn. Mà có lẽ bãi biển cũng chưa an toàn lắm đâu, khi mà theo tờ Washington Post cho biết, hồi tháng 9/2017, các cơn gió mạnh và mưa lớn do bão Harvey đã đánh dạt lên bờ một sinh vật bí ẩn với răng nanh và chẳng hề có khuôn mặt lên bờ biển Texas!
Sinh vật này là gì, cả Internet chật vật không thể biết được.
Chỉ có một thứ là chắc chắn: rõ ràng đã đến lúc đánh giá lại mối quan hệ của chúng ta với bãi biển!
Tham khảo: ScienceAlert