Đã giết chết anh trai để soán ngôi, tại sao vua Đường Lý Thế Dân còn nhẫn tâm chặt đầu ông ta?

Phan Linh |

Mục đích của việc làm này là gì? Và liệu Lý Thế Dân có cần thiết phải làm như vậy?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhà Đường là triều đại hùng mạnh, giàu có trong lịch sử Trung Quốc. Nhắc đến triều Đường, mọi người sẽ nghĩ ngay đến vị Hoàng đế khai quốc Lý Uyên. Và nói đến nhà Đường, người ta cũng không thể không sẽ nghĩ ngay đến một sự kiện kinh thiên động địa thời bấy giờ - sự biến Huyền Vũ môn.

Theo ghi chép trong lịch sử, Sự biến Huyền Vũ môn đã xảy ra đến bốn lần trong thời nhà Đường, nhưng lần thành công duy nhất và cũng là lần để lại ấn tượng sâu sắc nhất thì chính là lần sự biến đầu tiên.

Tham gia vào "sự biến Huyền Vũ môn" lần đó có ba người con của Hoàng đế Lý Uyên là Thái tử Lý Kiến Thành, Hoàng tử Lý Nguyên Cát cùng vị Hoàng tử chinh chiến tứ phương – Lý Thế Dân.

TẠI SAO LẠI XẢY RA SỰ BIẾN HUYỀN VŨ MÔN?

Mọi người đều biết, Lý Thế Dân từ khi còn niên thiếu đã bộc lộ tài năng tác chiến thiên bẩm của bản thân, cũng nhờ có Lý Thế Dân hết lời khuyên cha mình khởi binh lật đổ nhà Tùy nên sau này Lý Uyên mới có thể thống nhất thiên hạ, xây dựng nên Đại Đường.

Lý Thế Dân không thích tranh đoạt, lại yêu thương dân chúng, anh dũng thiện chiến, luôn sẵn sàng xông pha tuyến đầu trên chiến trường. Ôông say mê bày binh bố trận, bảo vệ quốc gia.

Sau khi Lý Uyên thành lập nhà Đường, Lý Thế Dân bắt đầu giúp cha mình chinh phạt tứ phương, bình định thiên hạ. Những chuyện xảy ra sau đó, bạn đọc đã từng xem qua các bộ phim cổ trang chắc hẳn đều đã biết.

Đã giết chết anh trai để soán ngôi, tại sao vua Đường Lý Thế Dân còn nhẫn tâm chặt đầu ông ta? - Ảnh 2.

Lý Thế Dân quanh năm ở bên ngoài đánh trận, hơn thế còn đánh đâu thắng đó, chiến công lẫy lừng. Trong mắt dân chúng thời Đường, Lý Thế Dân chính là chiến thần của Đường triều. Dân chúng đều rất kính trọng ông, sùng bái ông, uy danh của Lý Thế Dân trong lòng dân chúng vượt xa hơn hẳn so với Thái tử đương thời Lý Kiến Thành.

Lý Kiến Thành – một kẻ lòng dạ hẹp hòi, không hề lo nghĩ cho an nguy xã tắc, cho dân chúng an cư lạc nghiệp hay dốc lòng giúp vua cha giải quyết chuyện quốc gia đại sự, mà chỉ luôn nghĩ cách làm sao để diệt trừ được người anh em có công lao to lớn với đất nước của mình.

Ông ta bắt tay với Lý Nguyên Cát, tính toán nhân lúc Lý Thế Dân quay về, sẽ vây bắt rồi ám sát Lý Thế Dân ở khu vực gần Huyền Vũ môn. Kế hoạch lập ra vô cùng hoàn hảo song lại không ngờ rằng Lý Thế Dân không phải người dễ dây vào, vì kế hoạch này sớm đã có người mật báo cho Lý Thế Dân biết.

Khi biết được anh em của mình muốn tìm cách giết mình, Lý Thế Dân lòng đau như cắt, nhưng cho dù có đau lòng thì ông cũng phải làm tốt chuẩn bị, cho nên quyết định sẽ ra tay trước, đánh đòn phủ đầu. Chính bởi vậy nên Lý Thế Dân mới phát động sự biến Huyền Vũ môn.

Khi Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát vào cung, Lý Thế Dân đã bố trí thuộc hạ của mình mai phục sẵn tại Huyền Vũ môn. Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát khi đó không hề đề phòng, còn đang âm thầm đắc ý, tự cho là qua ngày hôm nay sẽ không còn ai có thể đe dọa đến ngôi vị Thái tử của mình nên đã bị Lý Thế Dân thành công phục kích, giết hại.

Đã giết chết anh trai để soán ngôi, tại sao vua Đường Lý Thế Dân còn nhẫn tâm chặt đầu ông ta? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Quá trình hạ sát Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát thực ra cũng không hề thuận lợi. Nguyên nhân là bởi vì khi ấy Lý Thế Dân chỉ mang theo 800 người còn Lý Kiến Thành có khoảng hơn 2000 người.

Lý Thế Dân dĩ nhiên không thể để cho thuộc hạ của Lý Kiến Thành vào được Huyền Vũ môn, bởi vì một khi họ lọt vào thành thì không chỉ bản thân Lý Thế Dân thất bại mà người dân trong thành cũng sẽ bị liên lụy.

"Bắt giặc phải bắt kẻ cầm đầu", Lý Thế Dân nhanh chóng ra quyết định giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẶT ĐẦU LÝ KIẾN THÀNH LÀ GÌ?

Vốn dĩ Lý Thế Dân chỉ muốn kết thúc chuyện lần này tại đây, nhưng thuộc hạ của họ lại không ngừng tấn công thành, hòng cứu được chủ nhân mình. Hết cách, Lý Thế Dân phải chặt đầu anh trai mình, bêu lên thành cho đám thuộc hạ nhìn thấy.

Và cũng chỉ có như thế mới khiến thuộc hạ của họ tự nguyện đầu hàng.

Thực ra, hành động này của Lý Thế Dân còn có một mục đích khác nữa, đó là đem đầu của anh trai mình đưa đến cho vua của mình xem, để ông ta biết được, hiện tại trừ bản thân mình ra sẽ không còn ai khác có thể đảm đương được ngôi vị Hoàng đế này.

Không chỉ là ngôi vị Hoàng đế mà bởi vì đứng giữa sự sống và cái chết, Lý Thế Dân chắc chắn sẽ chọn được sống, mà muốn được sống thì phải giết chết người muốn giết chết mình.

Không chỉ anh dũng thiện chiến trên chiến trường mà Lý Thế Dân còn là người rất giỏi chuyện bày mưu tính kế. Ngay cả về sau, ông cũng đã chứng minh rằng mình là một vị vua tài ba, ngoại trừ duy nhất tiếng xấu là giết Thái tử soán ngôi.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại