Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không?

Đức Khương |

Liên minh sư tử thường là một nhóm gồm hai hoặc nhiều con sư tử đực (đôi khi lên đến bảy con sư tử) tham gia cùng nhau. Những liên minh sư tử đực này thường được tạo thành từ những anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em họ và chúng thường cùng nhau lớn lên trong cùng một bầy ban đầu.

Liên minh sử tử là một nhóm sư tử đực tương ứng với nhóm sư tử cái. Lãnh thổ của bầy sư tử được truyền từ đời này sang đời khác giữa những con sư tử cái, những con sư tử đực non khi lớn lên sẽ bị cha mẹ xua đuổi, và chúng thường tập hợp lại thành một liên minh để chiếm giữ lãnh thổ của những đàn sư tử khác.

Đây là cơ chế quan trọng để sư tử tránh giao phối cận huyết. Vậy những liên minh sư tử có tổ chức và hoạt động như thế nào?

Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không? - Ảnh 1.

Hòa bình không có thứ bậc

Những thành viên trong liên minh sư tử đều đối xử rất vị tha với nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, khi giao phối, chúng lại khác, những con sư tử đực đều rất ích kỷ, chúng sẽ cố gắng chiếm càng nhiều sư tử cái cho riêng mình càng tốt, đồng thời cũng cố gắng ngăn cản anh em trong liên minh của chúng giao phối với những con cái - đây là bản năng của con đực.

Thế giới sư tử là một thế giới ủng hộ sức mạnh. Sư tử càng khỏe thì càng có nhiều cơ hội giao phối. Điều này là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, không có thứ bậc xã hội rõ ràng giữa các sư tử đực trong cùng một liên minh, sư tử đực kém hơn cũng có thể giành được quyền giao phối miễn là nó có cơ hội để chiếm hữu một con sư tử cái. Con yếu có ít cơ hội giao phối hơn con mạnh chứ không bị tước đoạt hoàn toàn quyền giao phối.

Trái với những gì mọi người nghĩ, sư tử đực trong cùng một liên minh rất hiếm khi tranh giành quyền giao phối với nhau. Ưu tiên giao phối thường được thiết lập trên cơ sở đơn giản - "đến trước được phục vụ trước" và được duy trì bằng cách răn đe.

Vũ khí tấn công của sư tử quá nguy hiểm và chúng có lý do để giảm thiểu xung đột càng nhiều càng tốt. Trước khi giao phối, sư tử đực luôn phải nhìn bạn đời của mình, nếu con cái bỏ chạy và bị con sư tử đực khác trong liên minh chiếm đoạt thì nó sẽ mất quyền sở hữu con sư tử cái đó.

Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không? - Ảnh 3.

Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, mọi con sư tử đực trong liên minh sư tử đều có quyền giao phối. Thử nghiệm DNA xác nhận rằng hầu hết mọi sư tử đực trong liên minh sư tử có có hai hoặc ba con đực đều có cơ hội giao phối.

Tuy nhiên, khi số lượng thành viên của liên minh tăng lên, cơ hội giao phối sẽ ngày càng ít đi, những con sư tử đực có sức mạnh không vượt trội trong những liên minh gồm 7 tới 9 con sư tử đực xuất hiện ở Serengeti thường không có cơ hội làm cha.

Hóa ra hầu hết các thành viên trong liên minh sư tử đều bắt nguồn từ một lứa, chúng là anh em ruột, anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em họ hàng với nhau trong cùng một đàn ban đầu bởi vậy chúng thường rất đoàn kết với nhau.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Parker thuộc Đại học Minnesota thông qua quan sát thực nghiệm đã phát hiện ra rằng chỉ cần có kẻ xâm nhập, những con sư tử của cả liên minh sẽ cùng nhau dũng cảm chống lại kẻ thù. Ngay cả khi những con sư tử trong liên minh không có quan hệ huyết thống thì chúng vẫn sẽ cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thủ.

Trên thực tế, những con sư tử đực trong liên minh đều là những kẻ "trọng nam khinh nữ", với chúng "anh em" luôn là đối tượng cần phải bảo vệ nhiều nhất luôn là con sư tử anh cả, sau đó mới đến những con sư tử cái và đàn con. Những con sư tử cái có thể đi chiếm được từ đàn khác và những đàn sư tử con có thể tái sinh, thế những không có "anh em", mọi thứ sẽ kết thúc, liên minh sư tử sẽ dễ dàng bị tấn công và tận diệt.

Nếu một con sư tử để cho những người anh em của mình chết, nó sẽ bị các liên minh khác xua đuổi và sẽ không bao giờ có thể tái nhập vào bầy sư tử khác.

Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không? - Ảnh 5.

Việc hình thành một liên minh giữa những con sư tử đực dường như không có nhiều lợi ích cho những con sư tử đực có ít quyền giao phối hơn. Thường chỉ mất hai hoặc ba năm để một liên minh sư tử chiếm một nhóm sư tử, nhưng những Mega League (siêu liên minh) có thể chiếm một nhóm sư tử trong tối đa trong bảy hoặc tám năm.

Cho dù một số sư tử đực hiếm khi có cơ hội được làm cha, nhưng xét cho cùng thì những con sư tử đực trong liên minh đều là họ hàng gần gũi của nó, nên để những người anh em nó sinh nhiều con cháu cũng có thể được xem là một hình thức di truyền gián tiếp của nó.

Đôi khi liên minh lớn sẽ chiếm giữ được nhiều sư tử cái cùng một lúc, và bản năng giao phối thường dẫn đến sự phân chia tạm thời của liên minh.

Mặc điều này không thể chia cắt được tình cảm anh em của những con đực trong liên minh, nhưng vì chúng đã tách ra xa khỏi nhau, nên khi có kẻ xâm lược, chúng sẽ không thể hỗ trợ kịp thời cho nhau và kết quả của việc chia cắt trong ngắn hạn này là mỗi con sư tử đực đều có cơ hội giao phối, nhưng thời gian để chúng chiếm giữ đàn sư tử sẽ bị rút ngắn.

Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không? - Ảnh 7.

Liên minh sư tử đực không dựa trên việc tất cả đều có quyền giao phối, tuy rằng quyền giao phối không bình đẳng, nhưng so với việc phải lang thang một mình thì đó không phải là một vấn đề lớn nữa.

Nhìn chung, đối với một con sư tử, hợp tác sẽ có lợi cho cả hai và sự xa cách sẽ dẫn đến nhưng điều bất lợi cho sinh tồn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại