Trong lịch sử Trung Hoa có một nữ nhân kiêu ngạo và tàn nhẫn được xem là đối thủ của Từ Hi Thái hậu nhưng ít được nhắc đến

THỦY LINH |

Dù không có con trai nhưng Từ An Thái hậu vẫn có thể đứng đầu hậu cung suốt một thời gian dài.

Từ Hi Thái hậu là một nhân vật chính trị quan trọng cuối triều đại nhà Thanh, bà vừa là phi tần của Hoàng đế Hàm Phong vừa là mẹ ruột của Hoàng đế Đồng Trị. 

Từ Hi Thái hậu đã cùng với Cung Thân vương Dịch Hân phát động cuộc chính biến Tân Dậu, loại bỏ tám vị đại thần trong triều. Sau đó bà đã cùng Từ An Thái hậu đồng nhiếp chính cho Tân đế.

Từ Hi Thái hậu là một truyền kỳ nhưng ít người biết được Từ An Thái hậu cũng là một nữ nhân quan trọng trong lịch sử nhà Thanh.

Thậm chí trong chỉ dụ của Hoàng đế Hàm Phong cũng ghi rõ rằng, trao ấn chương "Ngự thưởng" cho Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (tức Từ An Thái hậu) và ấn chương "Đồng Đạo đường" cho Thái tử nhưng vì Thái tử thời điểm đó còn quá bé nên được mẹ ruột là Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (tức Từ Hi Thái hậu) giữ.

Từ An Thái hậu xuất thân từ dòng dõi Nữu Hỗ Lộc thị hiển hách, thuộc Mãn châu Tương Hoàng kỳ. Năm Hàm Phong thứ 2, Nữu Hỗ Lộc thị tham gia Bát kỳ tuyển tú và nhập cung với sơ phong Trinh tần. 

Cùng đợt tuyển tú đó còn có 3 người khác nữa tuy nhiên chỉ có duy nhất Nữu Hỗ Lộc thị được phong thẳng lên Tần.

Một tháng sau, Nữu Hỗ Lộc thị được tấn phong lên Quý phi và một tháng sau nữa, bà được tấn lập làm Hoàng hậu. Chỉ trong 4 tháng, Nữu Hỗ Lộc thị đã có được vị trí chủ quản hậu cung, lúc đó bà chỉ mới 16 tuổi.

Trong lịch sử Trung Hoa có một nữ nhân kiêu ngạo và tàn nhẫn được xem là đối thủ của Từ Hi Thái hậu nhưng ít được nhắc đến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đối với các nữ nhân hậu cung, để có thể ổn định vị thế của mình nhất định họ phải hạ sinh Hoàng tử. 

Tuy nhiên Nữu Hỗ Lộc thị lại không hề có con trai. Điều này ít nhiều chứng tỏ Nữu Hỗ Lộc thị có vị trí quan trọng trong lòng Hoàng đế Hàm Phong bởi không có con vẫn không bị thất sủng.

Cách thức nuôi dạy Thái tử của Nữu Hỗ Lộc thị hoàn toàn khác với Diệp Hách Na Lạp thị. 

Nữu Hỗ Lộc thị đặc biệt quan tâm đến Thái tử từng ly từng tí và giống mẹ ruột của Thái tử hơn. 

Có lẽ tính cách kiên định của mình mà Nữu Hỗ Lộc thị có thể dễ dàng đối phó với Diệp Hách Na Lạp thị, thậm chí còn khiến Thái tử thân thiết với mình hơn mẹ ruột.

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Thái tử Tái Thuần kế vị, tức Thanh Mục Tông Hoàng đế Đồng Trị. 

Lúc đó Nữu Hỗ Lộc thị được tôn thành Mẫu hậu Hoàng thái hậu (tức Từ An Thái hậu) còn mẹ ruột của Tân đế là Diệp Hách Na Lạp thị trở thành Thánh mẫu Hoàng thái hậu (tức Từ Hi Thái hậu).

Vào năm Đồng Trị thứ 11, khi Hoàng đế Đồng Trị tiến hành tuyển tú, Từ An Thái hậu đề bạt A Lỗ Đặc thị còn Từ Hi Thái hậu lại chọn Sa Tế Phú Sát thị. 

Trước sự đối chọi gay gắt của 2 vị Thái hậu, Hoàng đế Đồng Trị đã chọn A Lỗ Đặc thị làm Hoàng hậu. Quyết định này đã khiến Từ Hi Thái hậu bất mãn một thời gian.

Trên thực tế, Từ An Thái hậu mới chính là người kiểm soát phê duyệt tấu chương. Từ An Thái hậu và Cung Thân vương Dịch Hân cũng là người giảm đi sự ảnh hưởng của Từ Hi Thái hậu trong việc chính sự.

Nói cho cùng, Nữu Hỗ Lộc thị đã có thể được sắc phong Hoàng hậu chỉ sau 4 tháng nhập cung, nhất định phải rất mạnh mẽ và có mưu kế đặc biệt, bằng không sẽ bị các nữ nhân khác trong hậu cung "đánh bại".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại