Triều đại TQ thường xuyên bị "bắt nạt", từng bị Đại Việt đem quân đánh sang lãnh thổ

Trần Quỳnh |

"Giàu nhưng không mạnh" là cụm từ bốn chữ thường được các sử gia sử dụng khi nhắc về triều đại này của Trung Quốc.

Trong lịch sử Trung Hoa, Bắc Tống được ghi nhận là một triều đại có nhiều thành tựu to lớn về giáo dục, văn hóa, kỹ thuật, kinh tế. Thế nhưng, vương triều này từng không ít lần bị "bắt nạt" về mặt quân sự bởi các thế lực ngoại bang. 

Sở hữu tiềm lực kinh tế - khoa học – kỹ thuật mạnh như vậy, đâu là lý do khiến Bắc Tông lại có phần lép vế về quân sự?

Triều đại TQ thường xuyên bị bắt nạt, từng bị Đại Việt đem quân đánh sang lãnh thổ - Ảnh 1.

Mặc dù sở hữu nền kinh tế vô cùng thịnh vượng, nhưng Bắc Tống lại không thu được nhiều thành tựu về mặt quân sự. (Tranhh minh họa).

Triều đại "giàu nhưng không mạnh" và những lần bị bắt nạt ê chề

Vào những năm đầu Bắc Tống, quân Liêu từng là một trong những kẻ địch mạnh nhất của triều đại này.

Năm xưa Tống Thái Tông từng phái quân tiến hành Bắc Phạt. Song đội quân của ông nhiều lần bị quân Liêu cản trở khiến kế hoạch đổ bể.

Theo ghi chép của "Hoàng Lão chính trị, Vô sở tác vị", từ đó trở đi, quân Liêu thường xuyên công kích vào khu vực ranh giới hai bên, thậm chí tới năm 1004 thì đổ bộ xâm lược với quy mô lớn.

Chưa dừng lại ở đó, trong cuộc chiến tranh Tống – Hạ, quân đội Bắc Tống nhiều lần gặp bất lợi, từ đó càng khiến triều Liêu thừa cơ tăng áp lực.

Triều đại TQ thường xuyên bị bắt nạt, từng bị Đại Việt đem quân đánh sang lãnh thổ - Ảnh 2.

Từng hai lần đem quân sang xâm lược nước ta, nhưng Bắc Tống đều nhận lấy thất bại ê chề. (Tranh minh họa).

Bản thân nhà Bắc Tống cũng từng kéo quân sang xâm lược lãnh thổ nước ta tới hai lần. Lần thứ nhất xảy ra vào thời Tiền Lê (năm 981), quân Tống nhận lấy thất bại trên sông Bạch Đằng dưới tay vua Lê Đại Hành.

Cuộc xâm lược lần thứ hai xảy ra vào thời nhà Lý vào những năm 1075 – 1077. Trong trận chiến này, quân Bắc Tống không chỉ chuốc lấy thất bại ê chề, mà danh tướng Lý Thường Kiệt của Đại Việt thậm chí còn đem quân sang lãnh thổ Trung Hoa để "đánh Tống trên đất Tống".

Sau tất cả những thất bại nhiều lần về phương diện quân sự, triều Bắc Tống cuối cùng bị suy vong trong tay quân Kim bởi sự kiện "Tĩnh Khang chi biến".

Bắc Tống có tiền vẫn không vực dậy nổi quân sự: Vì đâu nên nỗi?

Lý do thứ nhất: Sùng văn khinh võ, lấy văn quản võ

Triều đại TQ thường xuyên bị bắt nạt, từng bị Đại Việt đem quân đánh sang lãnh thổ - Ảnh 3.

Tống Thái Tổ từng có chiêu dùng rượu tước binh quyền. Phải chăng việc thu hồi từ tay võ tướng dễ dàng như vậy khiến triều đại này có phần "trọng văn khinh võ"?

Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà Bắc Tống đã có quan niệm "trọng văn khinh võ". Nguyên nhân là bởi các vị vua của triều đại này muốn củng cố hoàng quyền, tập trung quyền lực vào trong tay mình và đề phòng võ tướng tước đoạt quyền lợi.

Để lấy văn quản  võ, chính quyền nhà Tống đã thành lập Xu Mật Viện – cơ quan chuyên phụ trách quân vụ do Hoàng đế trực tiếp quản lý.

Xu Mật Viện có quyền phát binh nhưng lại không thể trực tiếp thống lĩnh quân đội. Các chức vụ trong cơ quan này hầu hết đều do quan văn đảm nhiệm. Đã từng có giai đoạn một số võ tướng cũng "có chân" trong Xu Mật Viện, nhưng sau đó phần lớn đều bị bãi truất.

Lý do thứ hai: Chính sách dùng binh

Quân đội thời Bắc Tống chia làm bốn chủng, bao gồm cấm quân, sương quân, hương binh và phiên binh. Trong đó, cấm quân là quân đội chính quy, chủ lực của triều đình.

Chế độ quân ngũ của triều đại này còn phân chia thành các cấp bậc như sau: 100 người làm 1 đô, 5 đô là một chỉ huy, 5 chỉ huy thành một sương, 2 sương bằng 1 quân, 10 quân là một đại quân…

Thế nhưng, khi cần dùng binh, triều đình sẽ từ các đại quân rút ra vài chỉ huy để tạo thành một đội quân. Điều này khiến bản thân các thống lĩnh không hiểu rõ binh sĩ của mình, mà binh lính trong nội bộ cũng thiếu đoàn kết.

Lý do thứ ba: Vấn nạn thừa binh

Triều đại TQ thường xuyên bị bắt nạt, từng bị Đại Việt đem quân đánh sang lãnh thổ - Ảnh 5.

Đã từng có giai đoạn đội ngũ Cấm Vệ quân nhà Tống lên tới gần 90 vạn người. (Tranh minh họa).

Một trong những "quốc nạn" khiến Tống triều suy yếu chính là nạn  thừa binh. Chính Tống Thần Tông cũng từng nhận thức rõ ràng về điều này:

"Chúng ta nước nghèo, người nghèo, cũng vì thừa binh".

Đội ngũ binh sĩ có số lượng quá lớn nhưng lại bị nghi thức hóa, dùng để phô trương, tính thực dụng không cao và chỉ tăng thêm gánh nặng quân lương, của cải cho triều đình chứ không đủ sức để bảo vệ Bắc Tống trước sự "bắt nạt" của các thế lực ngoại bang.

Trên thực tế, triều đại Bắc Tống rất coi trọng việc phát triển quân sự, đặc biệt là vũ khí. Thậm chí vương triều này đã đi đầu trong việc chế tạo, sản xuất binh khí, kết hợp giữa vũ khí lạnh và vũ khí nóng.

Thế nhưng, chính những chính sách quân chế còn nhiều tồn đọng trên đã cản trở tiềm năng quân sự của triều đại này. Đây cũng là lý do khiến Bắc Tống thường xuyên bị "bắt nạt" bởi các thế lực bên ngoài, để rồi cuối cùng suy vong trong tay quân ngoại bang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại