Hiện nay, nhắc đến quốc gia giàu nhất, người ta thường nghĩ đến các nước phát triển như Mỹ, Anh hay Trung Quốc,...
Nhưng thực tế, được cả thế giới công nhận là dân tộc giàu có nhất, không phải các nước trên, mà chính là quốc gia Do Thái đã bị di dời từ hàng nghìn năm về trước.
Cách đây không lâu, có một câu nói được lan truyền rất rộng rãi:
"Người Trung Quốc biết tích góp tiền nhất, người châu Âu biết tiêu tiền nhất, và người Do Thái biết kiếm tiền nhất."
Người Do Thái có năng lực kinh doanh rất mạnh, dù tham gia vào lĩnh vực nào trong xã hội, họ cũng có thể tạo ra của cải.
Nguyên nhân bởi vì họ được học cách kiếm tiền kể từ khi còn nhỏ, và trong quá trình trưởng thành, mỗi người dân Do Thái đều tự mình sáng tạo thêm những quy tắc kinh doanh độc đáo truyền lại cho đời sau.
Theo suy nghĩ của họ, có thể dựa vào 3 đặc điểm sau để đánh giá một người có khả năng làm giàu trong tương lai hay không!
1. Thái độ đối với tiền nhàn rỗi
Trong suy nghĩ của người Do Thái, dù chỉ là một đô la cũng phải kiếm được. Vì vậy, dù ở trong tình huống có ít hay nhiều tiền, họ vẫn luôn tin rằng, chỉ cần bản thân sử dụng đồng tiền đúng cách, nhất định có thể kiếm được càng nhiều tiền hơn.
Trong lịch sử, có rất nhiều tấm gương về người Do Thái với hai bàn tay trắng nhưng tự gầy dựng sự nghiệp trở thành người giàu nhất thế giới.
Đối với người Do Thái, họ có thể không nhặt một đồng tiền khi thấy nó nằm trên mặt đất, nhưng họ sẵn sàng tính toán kĩ lưỡng cho một đồng tiền đang cầm trên tay để "tiền đẻ ra tiền".
Đó là sự khác nhau giữa chúng ta và người Do Thái. Quá nhiều người trong số chúng ta không biết học cách quản lý tài chính, thậm chí có nhiều người đã đến tuổi trung niên, nhưng vẫn tiêu xài theo sở thích, thói quen, mà không hề có sự suy tính cẩn thận.
Có nhiều người lại quá nhút nhát, nên dù tiết kiệm được rất nhiều tiền, nhưng lại không dám dùng số tiền này tham gia đầu tư. Chính vì vậy, họ chỉ có thể sống cuộc đời bình thường từ ngày này qua ngày khác.
2. Thái độ đối với những vấn đề tầm thường
Trong nền giáo dục của người Do Thái có một đặc điểm rất quan trọng: Mọi thứ đều phải hoàn thành tốt, bất kể quy mô của chúng lớn hay nhỏ!
Bạn không được coi thường việc đó vì nghĩ rằng tầm quan trọng của nó không đủ lớn. Nên nhớ, chỉ khi chúng ta có thể làm tốt được việc nhỏ, mới có thể làm tốt được việc lớn.
Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để trở nên giàu có.
Nhắc đến những việc nhỏ nhặt, có nhiều thứ thường xuất hiện trong cuộc sống bình thường hằng ngày của chúng ta. Chẳng hạn: Kiên trì rèn luyện sức khỏe, nỗ lực học tập, chăm chỉ giúp cha mẹ làm việc nhà, quan tâm đến người thân,...
"Giàu có" không chỉ nói về tiền nhiều, mà khi bạn có thể xử lí tốt các việc ở mọi mặt, mới có thể trở nên giàu có và hạnh phúc.
Giới trẻ hiện nay có một thói quen xấu là coi thường những chuyện tầm thường và tự cho mình là ưu tú, dư khả năng để làm việc lớn.
Để đạt được sự giàu có, đừng nên bỏ qua những điều cơ bản nhất. Nếu bạn không để ý đến những chi tiết nhỏ, sẽ rất khó làm nên đại sự.
3. Thái độ đối với việc cho đi và hồi báo
Trong tư tưởng của người Do Thái, muốn nhận được phần thưởng, bạn nhất định phải có đóng góp tương xứng.
Do đó, họ không quan trọng việc giúp người để được hồi báo, họ cho đi là vì họ cảm thấy nên làm như vậy.
Thói quen này rất đáng để chúng ta học hỏi. Có nhiều người mới giúp đỡ người khác được một, hai lần đã kể ơn, kể nghĩa suốt ngày, bắt người ta phải nể nang mình. Như vậy chẳng có ý nghĩa gì!
Trong cuộc sống, nếu lúc nào bạn cũng đòi nỗ lực của mình đều phải đạt thành quả, vậy rất có thể bạn sẽ nhận về nhiều lần thất vọng.
Những người thành công, trước khi được như ngày hôm nay, đã từng phải bỏ ra rất nhiều công sức trong vô vọng.
Do đó, chúng ta phải học cách điều chỉnh quan niệm và thái độ sống của bản thân kịp thời.
Trả giá trước, kiếm lợi nhuận sau, nhất định bạn sẽ gặt hái được nhiều của cải hơn!