Trận tử chiến ác liệt của 2 con "quái thú không chân" cùng đến từ Đông Nam Á

Trần Phương |

Ỷ i vào nọc độc thần thành của mình, rắn hổ mang không ngờ rằng con trăn mà nó cắn đã kịp quay lại giết chết nó.

Một bức ảnh được chia sẻ trên Imgur ghi lại cảnh tượng chết chóc giữa hai loài rắn khổng lồ, một con là trăn gấm hay trăn mắt lưới (Python reticulatus) và con kia là rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah).

Cả hai đều có nguồn gốc ở Đông Nam Á và nằm trong số những loài rắn lớn nhất trên thế giới. Trăn gấm với lực co siết đáng kể là loài rắn dài và nặng nhất trên Trái Đất, đạt tới 7 m chiều dài và nặng tới 75 kg. 

Trong khi đó, rắn hổ mang chúa có thể đo được khoảng 5.5 m và nặng 9kg, đặc biệt chúng sở hữu vết cắn đủ độc tố thần kinh để hạ gục một con voi Châu Á.

Trận tử chiến ác liệt của 2 con quái thú không chân cùng đến từ Đông Nam Á - Ảnh 1.

Nguồn: imgur

Bức ảnh trên chưa được kiểm chứng nhưng dường như được chụp tại một mương cạn trong khu vực dân sinh dựa vào những chai nước nhựa không và những đồ phế liệu khác nằm rải rác gần đó.

Đây gần như chắc chắn là ở vùng Châu Á nhiệt đới, nơi có lẽ là duy nhất mà hai loài rắn này sống gần nhau trong tự nhiên, theo Frank Burbrink, người phụ trách bộ phận khoa học về loài bò sát tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ ở thành phố New York.

Thoạt nhìn, thật khó có thể nhận ra từ bức ảnh đâu là phần đuôi cơ thể con này và đâu là phần đầu của con kia. 

Thế nhưng quan sát kỹ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra hàm của rắn hổ mang đang cắm chặt vào cổ trăn, trong khi cơ thể trăn (mang họa tiết hình thoi) lại quấn chặt thành những vòng tròn quanh cổ và phần thân trên con rắn mà phần thân dưới đang duỗi dài ngoài nút thắt giữa hai con.

Trận tử chiến ác liệt của 2 con quái thú không chân cùng đến từ Đông Nam Á - Ảnh 2.

Trăn gấm có thể dài tới 7m. Nguồn: i.ytimg

Vậy điều gì đã xảy ra?

Khó có thể khẳng định chỉ từ một bức ảnh, mặc dù khung cảnh lộn nhèo của hai con vật có khả năng bắt đầu khi rắn hổ mang xem trăn là một con mồi để tấn công, theo Shab Mohammadi, một nghiên cứu sinh thuộc Trường Khoa học Sinh học thuộc Đại học Nebraska-Lincoln.

"Rắn hổ mang chúa ăn hầu hết các loài rắn khác, trong khi đó trăn gấm thường ăn động vật có vú hoặc những con chim", Mohammadi cho biết.

"Trong trường hợp này, con trăn dường như đang cố gắng tự vệ", bà nói.

Trận tử chiến ác liệt của 2 con quái thú không chân cùng đến từ Đông Nam Á - Ảnh 3.

Khi bị tấn công, trăn có thể đã cố gắng trốn chạy, nhưng đã gặp khó khăn để thoát khỏi con rắn hổ mang nhanh hơn nhiều, Burbrink nói.

Loài rắn hổ mang vô hiệu con mồi bằng những vết cắn có nọc độc, truyền một hỗn hợp độc tố thần kinh gây tê liệt các cơ hô hấp của con mồi.

Trong trường hợp này, có lẽ sự vội vàng đã dẫn đến cái chết của rắn hổ mang. Ban đầu, nó có thể đã cắn con trăn và sau đó lỡ dại ở lại quá gần con mồi để chờ nó gục xuống, 

Với khoảng cách gần, trăn đã kịp siết chặt và giết chết con rắn, mặc dù sau đó nó cũng phải bỏ mạng vì nọc độc.

"Tất cả những loài rắn siết mồi đều sử dụng cùng một chiến thuật chung. Đó là chúng siết chặt con mồi, và mỗi khi con mồi thở ra, chúng lại siết chặt hơn khiến nạn nhân giảm lượng hơi thở vào, cuối cùng sẽ bị chết ngạt", Mohammadi cho biết.

Ngoài ra, những cú siết của trăn cũng làm tắc nghẽn dòng máu trong cơ thể con mồi, có thể làm chết nhanh hơn sự ngạt thở.

Theo bức hình trên, máu có thể được nhìn thấy trên miệng của rắn hổ mang, có lẽ từ vết thương của trăn hoặc từ tốn thương ở miệng con rắn trong cuộc chiến, Burbrink nói.

Và cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu sẽ phải tùy thuộc vào liều lượng và độ mạnh của nọc độc phát ra từ rắn hổ mang, đó là điều không thể đoán được từ một bức ảnh.

"Nhưng có vẻ như nó đã hoạt động. Vì vậy, con trăn đã chết theo", ông nói thêm.

Nguồn bài: Live Sciences

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại