Nếu được hỏi đâu là loài rắn lớn nhất hẳn nhiều người sẽ trả lời ngay đó là Anaconda - sống ở vùng Amazon với kích thước khủng dài gần 10m, nặng tới gần nửa tấn...
Thế nhưng chú rắn nhỏ nhất thế giới là loài gì, kích thước chúng ra sao thì bạn có biết không?
Đây là 1 trong những câu hỏi được các bạn thắc mắc nhiều nhất trên trang itrithuc.vn - được ví như Wikipedia của người Việt Nam.
Câu trả lời dành cho bạn đây! Đó chính là loài Leptotyphlops carlae - được phát hiện trên hòn đảo Barbados, khu vực Caribe với ngoại hình siêu tí hon - như sợi mì Spaghetti vậy.
Khi trưởng thành, rắn ta chỉ có chiều dài khoảng 10cm mà thôi. Lúc cuộn tròn lại, con rắn này có thể nằm gọn trong đồng 25 xu của Mỹ (có đường kính 24,26 mm).
Được biết, tiến sĩ, nhà sinh vật học Blair Hedges thuộc ĐH Pennsylvania là người đã phát hiện ra chú rắn bé nhỏ này vào năm 2008 trong 1 lần đi nghiên cứu thực nghiệm trong rừng.
Sau khi tìm hiểu, giới nghiên cứu còn nhận thấy kích cỡ các con trưởng thành, con non ở loài rắn này không có sự khác biệt nhiều. Hơn thế, con non còn thường khó tìm thấy hơn nữa.
Từ đây, tiến sĩ Blair Hedges nhận định, rắn Leptotyphlops carlae là loài nhỏ nhất trong số 3.100 loài được biết đến từ trước tới nay.
Ông Hedges cho rằng, loài rắn tí hon ở Barbados nàycó lẽ đã đạt hoặc gần đạt kích cỡ tối thiểu đối với loài rắn nói chung, mặc dù ông không chắc chắn rằng không hề có loài nào nhỏ hơn tồn tại.
Vị tiến sĩ chia sẻ: "Chọn lọc tự nhiên có thể cản trở loài rắn trở nên quá nhỏ, do nếu chúng chưa đạt kích cỡ cụ thể nào đó chúng sẽ chẳng kiếm được gì cho rắn con ăn".
Loài rắn này không có độc, và thường ăn các loài sinh vật nhỏ như mối, kiến, côn trùng mới sinh.
Trái với các loài rắn to lớn khác có thể đẻ tới 100 trứng/lứa, với loài rắn tí hon chúng chỉ đẻ 1 quả/lần và quả trứng chiếm một phần đáng kể trong cơ thể của rắn mẹ.
Ông nói thêm rằng: "Loài rắn tí hon chỉ đẻ duy nhất một quả trứng lớn, tương đương với kích cỡ của rắn mẹ. Điều này cho thấy chọn lọc tự nhiên đang duy trì kích cỡ của rắn con ở trên mức tới hạn giúp nó có thể tồn tại".
Giới khoa học vẫn đang miệt mài tìm kiếm những loài mới, thu thập rồi đặt tên cho các sinh vật đó.
Đây được cho là bước thiết yếu đầu tiên giúp giới nghiên cứu hiểu hơn về sự đa dạng sinh học. Bởi họ cho rằng, "sẽ rất khó để bảo vệ 1 loài nào nếu như chúng ta không biết về sự tồn tại của chúng".
Hệ tri thức Việt số hóa - itrithuc được ví như một "hạt giống" tri thức gieo xuống, để cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân... cùng đóng góp, xây dựng nên một mạng tri thức khổng lồ, tập trung và hoàn toàn "mở" của người Việt.
https://itrithuc.vn - chính là nơi để kiếm tìm mọi thông tin mà giới trẻ Việt Nam cần.
Nguồn: Telegraph, itrithuc