Đánh Mông Cổ: Cam kết của vị khai quốc công thần giúp vua yên lòng, đại cục thay đổi

B.T sưu tầm, SGK Sử lớp 7 |

Với lực lượng hùng hậu, quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt với nhiều dã tâm khó lường. Tuy nhiên quân và dân ta đã chiến đấu vô cùng quả cảm.

Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Quân Mâng Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nat, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ.

Đánh Mông Cổ: Cam kết của vị khai quốc công thần giúp vua yên lòng, đại cục thay đổi - Ảnh 1.

Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tiến công lớn vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lân phía năm Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống.

Đó là việc thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt v..v..

Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông Cổ cho sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống Mông Cổ

Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lượcc, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đạo dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập vỗ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt diễn ra.

Do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm rời kinh thành Thăng Long, xuôi về vùng Thiên Mạc ( Duy Tiên, Hà Nam)

Đánh Mông Cổ: Cam kết của vị khai quốc công thần giúp vua yên lòng, đại cục thay đổi - Ảnh 2.

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258)

Nhân dân Thăng Long, theo lệnh triều đình, nhanh chóng thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm rút khỏi kinh thành. Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long trống vắng, không một bóng người và lương thực.

Quân Mông Cổ điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt, giết hại những người còn sót lại.

Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo." (Đại Việt sử kí toàn thư).

Đóng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt nên lực lượng của chúng bị tiêu hao dần.

Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nội ngày nay).

Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. Trên đường rút chạy, chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng Quy Hóa (Yên Bai, Lào Cai), lại bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy về nước. Cuộc kháng chiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng đã kết thúc thắng lợi.

* Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr.55,56,57.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại