Tuyến đường sắt dài 142,3 km với 13 đường hầm và 4 nhà ga. Ga Halim ở thủ đô Jakarta có quy mô lớn nhất với diện tích 26.000m2, đủ cho 2.500 người ngồi đợi tàu. Bộ Giao thông vận tải Indonesia cũng đang hoàn thiện các cơ sở hạ tầng trước khi tuyến đường sắt đi vào hoạt động vào ngày mùng 1/10 tới, bao gồm đường vào và lối ra đường thu phí tới Ga Halim.
Hệ thống tàu cao tốc này sẽ có tốc độ vận hành tối đa khoảng 350 km/h và toàn bộ hành trình gói gọn chỉ trong 40 phút thay vì khoảng 3 tiếng đi bằng ô tô giữa hai thành phố. Tổng chi phí của dự án vượt xa ước tính ban đầu là 5,5 tỷ USD.
Tuyến đường sắt dài 142,3 km với 13 đường hầm và 4 nhà ga
Mỗi tàu có 8 toa, gồm các khoang VIP, hạng 1, hạng 2, chứa được tối đa 601 người, có nhà vệ sinh cho người khuyết tật, bảng hướng dẫn bằng chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị... Đường ray được trang bị cảm biến thông minh, hệ thống giám sát động đất và cảnh báo sớm. Để cải thiện khả năng kết nối, tuyến đường cũng sẽ được kết nối với các phương tiện giao thông công cộng khác.
Tổng chi phí của dự án vượt xa ước tính ban đầu là 5,5 tỷ USD
Mỗi tàu có 8 toa, gồm các khoang VIP, hạng 1, hạng 2, chứa được tối đa 601 người
Theo Bộ giao thông vận tải Indonesia, các cuộc thử nghiệm đang được thực hiện để kiểm tra các khía cạnh an toàn, cả về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo rằng quá trình cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép hoạt động diễn ra suôn sẻ.
Tổng chi phí của dự án vượt xa ước tính ban đầu là 5,5 tỷ USD. Giá vé dự kiến khoảng từ 250.000 đến 300.000 Rupia (tương đương với khoảng 380.000 – 450.000 đồng), trong khi giá vé hạng nhất và hạng thương gia sẽ có phân khúc riêng. Giá vé hiện vẫn đang được thảo luận và cơ quan vận hành sẽ sớm thông báo khi tuyến đường đi vào hoạt động.
Chiêm ngưỡng thiên nhiên qua khung cửa con tàu
Dự án xây dựng tuyến tàu cao tốc Jakarta – Bandung (KCJB) nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc. Việc khai trương tuyến đường sắt vào thời điểm này cũng có ý nghĩa lớn trong đời sống chính trị tại Indonesia khi nước này đang chuẩn bị bước vào cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm tới. Dịch vụ đường sắt cao tốc được cho là sẽ giúp mở ra một số khu kinh tế mới dọc theo hành lang Jakarta - Bandung, thúc đẩy sự phát triển của các khu dân cư và trung tâm đô thị khác.