Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: "Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan"

J.D |

Bệnh nhân số 91 của Việt Nam tự ví mình là một minh chứng sống cho thấy sự tàn phá kinh khủng mà Covid-19 có thể mang lại.

Stephen Cameron - bệnh nhân thứ 91 của Việt Nam, cũng là bệnh nhân nặng nhất kể từ đầu dịch bệnh của nước ta đã trở về nước sau hơn 2 tháng điều trị vô cùng vất vả. 

Giờ đây, trên giường bệnh của một bệnh viện tại Wishaw, anh nhớ lại những ký ức ngày đó và đưa ra lời cảnh báo: "tuyệt đối 'không thể chủ quan với virus corona', kể cả khi tình hình dịch bệnh đã dịu xuống".

"Tôi là một minh chứng sống, cho thấy những gì con virus ấy có thể làm, và nó nguy hiểm ra sao," - Cameron chia sẻ.

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 1.

Bệnh nhân phi công người Anh trong quá trình tập luyện phục hồi tại quê nhà.

Bác sĩ Manish Patel - chuyên gia tư vấn hô hấp, là người chịu trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân phi công kể từ ngày anh trở về Scotland hôm 12/7. Theo Patel, bệnh nhân hiện tại đang trên một chặng đường phục hồi rất dài.

"Người ta ví việc phải vào ITU (phòng chăm sóc đặc biệt) giống như một cuộc đua marathon. Trong trường hợp của Stephen, tôi nghĩ anh ta phải chạy rất nhiều vòng".

Bệnh nhân nặng nhất châu Á

Bệnh nhân phi công đã phải trải qua 68 ngày sống nhờ máy trợ thở - trong đó phần lớn cần đến can thiệp ECMO (can thiệp tim phổi nhân tạo), vốn dành cho các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng.

"Nghe người ta bảo tôi là bệnh nhân nặng nhất ở châu Á vào giai đoạn ấy," - anh cho biết. 

"Và cũng nhờ những gì thu được từ trường hợp của tôi, các bác sĩ tại Việt Nam đã có thêm rất nhiều dữ kiện để điều trị cho những bệnh nhân trong tình trạng tương tự".

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 3.

Bác sĩ Patel chia sẻ, việc Cameron còn sống được sau khoảng thời gian dài hôn mê và cần trợ giúp y tế thực sự là một điều hiếm có. 

"Chúng tôi ít khi chứng kiến trường hợp người bệnh sống nhờ máy thở trong hơn 1 tháng rưỡi," - ông nhận định.

Theo số liệu từ Hội chăm sóc đặc biệt Scotland, 3/4 số người sống sót sau Covid-19 ở trong phòng chăm sóc tích cực dưới 21 ngày, và dựa vào máy trợ thở trong khoảng thời gian còn ngắn hơn. 

Cameron chỉ may mắn thoát khỏi việc phải phẫu thuật ghép phổi, sau khi chức năng của cơ quan này chỉ còn dưới 10%. 

Ngoài ra, bệnh nhân phi công còn gặp phải chứng suy đa tạng, sụt mất 30kg trong quá trình hôn mê, và hiện tại đang rất vất vả mới có thể bước đi, dù đã trải qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng nâng cao.

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 4.

Cameron đã phải trải qua hơn 1 tháng rưỡi dùng máy trợ thở trong phòng chăm sóc tích cực.

"Khi mới tỉnh dậy, tôi đã nghĩ liệu mình có thể đi lại như trước?" - anh cho biết. 

"Tôi còn không biết rằng liệu mình có phải nằm một chỗ cả đời vì khi đó không thể cảm nhận được đôi chân, và cũng chẳng rõ liệu đây có phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp phi công của mình".

Cameron chia sẻ, mục tiêu của anh là quay trở lại làm việc vào đầu năm sau. 

Tuy nhiên quá trình phục hồi là rất dài, mà công việc của anh cũng chưa chắc được đảm bảo do ảnh hưởng từ dịch bệnh đã khiến ngành hàng không châu Á gặp tổn hại quá nặng nề.

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 5.

Sự phục hồi kỳ diệu, và vẫn chưa có ai tử vong tại Việt Nam.

BBC nhận định, Cameron tưởng như đã đến rất gần cửa tử. Anh "đi" xa hơn bất kỳ bệnh nhân nào ở Việt Nam, khi người nặng nhất mới chỉ phải ở phòng chăm sóc tích cực 10 ngày, với ít hơn 500 ca nhiễm được xác nhận. 

Nỗ lực giữ cho anh sống sót và tránh được ca tử vong đầu tiên là minh chứng cho thấy mọi bác sĩ chăm sóc tích cực giỏi nhất của Việt Nam đã tham gia. 

Câu chuyện của Cameron đã thu hút sự chú ý của truyền thông trong nước và cả quốc tế.

"Gần như cả nước biết đến bệnh nhân số 91 - chính là tôi," - anh nói. "Trên bản tin, ai đó cầm phim chụp X-quang, bản chụp cắt lớp phổi của tôi, rồi nói về nó trong khoảng 5 phút. Nghĩ lại, đó quả là một trải nghiệm không tưởng".

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 6.

Trước ngày Cameron rời khỏi giường bệnh và trở về nước vài tuần, hàng trăm phóng viên và công chúng đã biết về hành trình của anh. 

Trên thực tế khi mới ngã bệnh tại quán bar ở TP. Hồ Chí Minh - một trong những ổ dịch lớn nhất ở thời điểm đó, trường hợp của Cameron đã gây ra tranh cãi dữ dội. Đã có những tin đồn cho rằng anh chính là nguồn lây lan của dịch bệnh.

Trải lòng của bệnh nhân phi công Anh trên BBC: Người Việt Nam tuyệt đối không thể chủ quan - Ảnh 7.

Các bác sĩ chúc mừng bệnh nhân phi công khi đã khỏi bệnh.

"Tôi là người đầu tiên lên tiếng: 'Này, tôi đang không khỏe lắm'. Việc tôi trở thành mục tiêu bị chỉ trích là không thể tránh được," - Cameron chia sẻ với BBC vào tháng 6, khi còn ở Việt Nam.

Kể từ khi Cameron trở về Anh Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Dominic Raab đã gửi lời tri ân đến người đồng cấp tại Việt Nam - ông Phạm Bình Minh, vì đã tận tâm điều trị cho 20 bệnh nhân quốc tịch Anh trong quá trình lưu trú - bao gồm cả Cameron.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại