Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ sử dụng các hình ảnh trực quan cùng dữ liệu nhiệt độ từ vệ tinh để nghiên cứu về biến đổi khí hậu và đã thu thập khá nhiều bằng chứng xác thực.
Các hình ảnh này cho thấy những thay đổi ngoài sức tưởng tượng về cảnh quan trên hành tinh của chúng ta, từ những trận lũ lụt ở các con sông cho đến sự biến mất của các hồ nước, sự thu hẹp lại lớp băng trên biển cho đến sự kiến tạo các hòn đảo mới.
Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy những ảnh hưởng đáng kể của việc mở rộng khu đô thị và ô nhiễm ánh sáng trông như thế nào từ trong không gian.
Theo Nasa: "Hành tinh của chúng ta luôn không ngừng thay đổi, và chúng tôi sử dụng các ưu thế của không gian để nâng cao hiểu biết của chúng ta về Trái đất, cải thiện cuộc sống, và đảm bảo an toàn cho tương lai".
'Những hình ảnh của sự đổi thay' là một bằng chứng đáng kể để chống lại những người kiên quyết phủ nhận biến đổi khí hậu.
Lũ sông
Bão Nari đã gây ra lũ lụt lớn dọc theo sông Mekong và sông Tonlé Sap tại Campuchia vào tháng 10 năm 2013. Lũ lớn đã gây ảnh hưởng đến hơn nửa triệu người và hơn 300 ngàn hecta cánh đồng lúa được cho là đã bị phá hủy.
Sông Mekong và sông Tonlé Sap, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Sông Mekong và sông Tonlé Sap, ngày 24 tháng 10 năm 2013
Các hồ nước biến mất
Hồ Poopó, hồ nước lớn thứ hai tại Bolivia rộng khoảng 3.000 kilômet vuông, đã khô cạn do hạn hán và dòng chảy bị chuyển hướng để phục vụ khai mỏ và nông nghiệp. Chuyện này đã từng xảy ra vào năm 1994, mất vài năm hồ mới đầy nước trở lại và hệ sinh thái phục hồi hoàn toàn.
Hồ Poopó, 12/4/2013
Hồ Poopó, 15/1/2016
Các sông băng tan chảy
Sông băng Qori Kalis là sông băng lớn nhất thuộc về mũi băng lớn nhất vùng nhiệt đới của thế giới - mũi băng Quelccaya, nằm trên đỉnh dãy Andes của Peru.
Năm 1978, sông băng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô. Đến năm 2011, sông đã co rút trở lại về phía đất liền, trở thành một cái hồ tầm 35ha ở khu vực và sâu khoảng 60m.
Hồ băng Qori Kalis, tháng 7/1978
Hồ băng Qori Kalis, tháng 7/2011
Những quần đảo mới được hình thành
Tháng 12-2011, một ngọn núi lửa phun trào ở Biển Đỏ đã tạo ra một hòn đảo mới. Các hoạt động này xảy ra dọc theo nhóm đảo nhỏ Zubair ngoài khơi bờ biển phía tây của Yemen.
Khu vực này thuộc một phần của khe nứt Biển Đỏ, nơi các mảng kiến tạo châu Phi và Ả Rập đang tách rời nhau và một lớp vỏ đại dương mới thường xuyên được hình thành.
Nhóm đảo Zubair, 24/10/2007
Nhóm đảo Zubair, 23/12/2011
Sự bành trướng của đô thị
Từ một thành phố với 9.4 triệu dân vào năm 1991, New Delhi (Ấn Độ) đã nhanh chóng trở thành thành phố đông dân thứ hai trên thế giới với số dân lên đến 25 triệu người vào năm 2016.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc về ‘Đô thị hóa trên thế giới’ ước tính rằng đến năm 2030, thành phố này có thể sẽ chứa đến 37 triệu dân.
New Delhi, 14/03/1991
New Delhi, 02/03/2016
Ô nhiễm ánh sáng
Những bức ảnh chụp thành phố Milan nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đã cho thấy sự khác biệt khi người ta thay thế những chiếc đèn đường cũ bằng bóng đèn LED. Trong tấm ảnh năm 2012, mức độ chiếu sáng ở khu vực trung tâm Milan khá tương đồng với vùng ngoại ô.
Tuy nhiên, nhìn vào tấm ảnh ở năm 2015, sau khi thay bằng đèn LED, ánh sáng trở nên sáng chói và xanh hơn trông thấy. Điều này làm giới hạn đáng kể tầm nhìn của người dân, hạn chế khả năng nhìn thấy bầu trời đêm từ bên trong thành phố.
Milan, Ý, 2012
Milan, Ý, 2015.
(Nguồn: IFLScience)