Trách vợ nằm nhà đợi phát tiền còn tiêu hoang, chồng nhận cả xô “gạch đá”: 3 bài học tài chính BẮT BUỘC phải nhớ, làm trái hôn nhân TAN VỠ như chơi

NE |

Ngay sau khi những chia sẻ của người chồng lên sóng, netizen đã nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt.

Mới đây, trên MXH Trung Quốc bất ngờ xuất hiện một topic gây tranh cãi về tiền bạc trong hôn nhân.

Cụ thể, chủ nhân bài viết là một người đàn ông đã kết hôn được 5 năm, có 2 con 5 tuổi và 9 tháng. Hiện tại cả gia đình anh đang sống cùng bố mẹ chồng trong căn nhà do chị anh ta đứng tên. Vì vợ mới sinh con nên kinh tế chủ yếu dựa vào người chồng. Mỗi tháng toàn bộ tiền lương kiếm được anh sẽ đưa hết cho bố mẹ, còn lại "phát" cho vợ 7000 tệ (khoảng 26 triệu) để chi tiêu sinh hoạt phí của 6 người.

Trong bài viết, anh chồng liên tục đưa ra những luận điểm để chứng minh cô vợ là người tiêu xài hoang phí, dòm ngó tài sản gia đình anh ta. Căn cứ của anh là mỗi tháng đều đưa vợ 26 triệu để lo cho 6 người nhưng vợ luôn bảo không đủ, thậm chí còn vạch tội vợ "nằm nhà đợi phát tiền", "không làm mà đòi có ăn"... khiến rất nhiều người bức xúc.

Trách vợ nằm nhà đợi phát tiền còn tiêu hoang, chồng nhận cả xô “gạch đá”: 3 bài học tài chính BẮT BUỘC phải nhớ, làm trái hôn nhân TAN VỠ như chơi - Ảnh 1.

Bên dưới topic, netizen không ngần ngại lên án người chồng, cho rằng anh chàng mới là người sai, không hiểu cho nỗi khổ của vợ mà còn xét nét người đầu ấp tay gối với mình. Ngoài ra, cũng có một bộ phận dân mạng cho rằng anh chồng đưa hết tiền cho bố mẹ, để chị gái đứng tên nhà hoàn toàn đúng bởi người vợ chỉ ở nhà nội trợ, không đi làm mà còn được đưa tiền tiêu là quá tốt rồi.

Thực tế, tình huống trên không hề hiếm trong cuộc sống hôn nhân, nhất là khi gia đình chỉ có một người đảm đương kinh tế. Khi vợ chồng có sự khoảng cách lớn trong thu nhập hay cách chi tiêu mà không sớm giải quyết sẽ dễ gây ra mâu thuẫn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng, thậm chí gây tan vỡ giữa các cặp vợ chồng.

Để hạn chế những mâu thuẫn, tranh cãi không đáng có, vợ chồng cần nằm lòng 3 bài học tài chính sau:

1. Lập kế hoạch chi tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng

Thay vì cãi vã cho rằng người kia đang phụ thuộc vào mình mà còn tiêu hoang, các cặp đôi có thể ngồi xuống cùng lập ra một kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm tiền và phân rõ trách nhiệm của từng người thật rõ ràng: Ai là người chịu trách nhiệm mua sắm, chi tiêu trong gia đình? Ai là người lo liệu việc kiếm tiền, đầu tư, tiết kiệm?

Việc phân chia rõ ràng trách nhiệm không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho vợ chồng còn giúp mỗi người phát huy được thế mạnh tài chính của mình. Nhưng, hãy luôn nhớ không ai "không làm mà có ăn" trong hôn nhân. Bạn đảm nhiệm tài chính, bỏ tiền vun đắp hôn nhân thì đối phương cũng chăm lo các việc khác trong gia đình, chẳng hạn như chăm lo con cái học hành, đối nội đối ngoại chứ không hề "nằm không xơi bát vàng" chút nào.

Trách vợ nằm nhà đợi phát tiền còn tiêu hoang, chồng nhận cả xô “gạch đá”: 3 bài học tài chính BẮT BUỘC phải nhớ, làm trái hôn nhân TAN VỠ như chơi - Ảnh 2.

2. Thường xuyên trao đổi quan điểm về tài chính

Khi đã thành vợ thành chồng, chuyện tài chính: kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư… không còn nằm ở phạm vi "của tôi" mà phải là "của chúng ta". Chưa kể, mỗi giai đoạn của hôn nhân các mức chi tiêu cũng thay đổi, thế nên hãy thường xuyên có những cuộc nói chuyện thẳng thắn về quan điểm tài chính, chi tiêu của cả hai.

Những cuộc nói chuyện này không chỉ để cả hai hiểu rõ về tài chính của đối phương mà còn là cơ hội để gỡ bỏ các khúc mắc, hiểu thêm về khó khăn của người còn lại với từng vai trò chi tiêu trong gia đình. Đây cũng là cơ hội để 2 người thống nhất ý kiến cho các mục tiêu lớn trong tương lai và xem lại cách quản lý tiền bạc, thói quen chi tiêu cũng như học hỏi những tips hay ho từ nhau.

Trách vợ nằm nhà đợi phát tiền còn tiêu hoang, chồng nhận cả xô “gạch đá”: 3 bài học tài chính BẮT BUỘC phải nhớ, làm trái hôn nhân TAN VỠ như chơi - Ảnh 3.

3. Hãy thẳng thắn, đừng giấu diếm

Tài chính là vấn đề nhạy cảm. Vậy nên hãy thẳng thắn, không giấu diếm đối phương bất cứ chuyện gì về tiền nong như các khác khoản vay, dự định đầu tư. Trong các cuộc trao đổi, đừng ngại ngần chia sẻ mọi điều bạn nghĩ với đối phương về tài chính của gia đình kể cả đó có là những lời chê trách, buộc tội họ vì các thói quen sai lầm khi chi tiêu. Dù vợ chồng ai đi làm, ai ở nhà hay thu nhập ra sao, đóng góp cho gia đình ít nhiều thì đều có quyền được biết tiền của mình "đi ra đi vào" như thế nào.

Mặt khác, việc quản lý tài chính một cách sòng phẳng cũng giúp rất nhiều cho tình cảm của cả hai không rạn nứt vì hiểu lầm, nghi ngờ lẫn nhau. Chưa kể, nếu tình huống xấu nhất xảy ra, viễn cảnh cãi vã, tranh chấp tiền bạc, tài sản trong - ngoài hôn nhân cũng bị hạn chế phần nào.

Ảnh: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại