Theo JobStreet Việt Nam, Dịch vụ Luật/Pháp lý, Bất động sản và Công nghệ thông tin/Máy tính là những ngành nghề được trả lương cao nhất hiện nay.
Dịch vụ Luật/Pháp lý có mức lương dao động từ $383 (khoảng 9 triệu đồng) đến $4.125 (hơn 95 triệu đồng). Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất 20.600 nhân lực trong lĩnh vực này nhưng hiện tại hằng năm chỉ có khoảng 3.500 – 4.000 sinh viên ngành luật tốt nghiệp. Nghĩa là chúng ta đang thiếu hụt khoảng 16 - 17.000 người cho ngành này.
Lương của lĩnh vực Bất động sản dao động từ $378 (khoảng 8.8 triệu đồng) đến $1.324 (gần 31 triệu đồng). Khoảng lương tối thiểu khởi điểm từ của ngành này ở mức khá cao, $277 (gần 6.5 triệu đồng) tuy nhiên mức độ cạnh tranh rất lớn.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin/Máy tính có mức lương dao động từ $296 (khoảng 6.8 triệu đồng) đến $759 (khoảng 17.6 triệu đồng). Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu cho ngành Công nghệ thông tin/Máy tính đến năm 2020 lên đến hơn 1 triệu lao động nhưng hiện tại chúng ta đang thiếu hụt gần một nửa.
Theo bảng "Khảo sát lương của người tìm việc năm 2019 tại Việt Nam" do VietnamWorks phát hành, top 5 ngành nghề được có khoảng lương phổ biến cao nhất lần lượt là: Ngành Tài chính/Đầu tư; Ngân hàng; Công nghệ thông tin; Marketing; và Xây dựng.
Đối với ngành Tài chính/Đầu tư, mức lương cho sinh viên Mới ra trường: 5 triệu đồng; Có kinh nghiệm: 7,175 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12,5 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 25 triệu đồng. Hiện nay có 25% người thuộc vị trí Quản lý/Trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng/tháng trở lên.
Ngành Công nghệ thông tin sinh viên mới ra trường nhận khoảng từ 6 đến 9 triệu đồng. Cấp quản lý, trưởng phỏng nhận mức khoảng 20 đến 45 triệu đồng.
Top 5 các nhóm ngành nghề có mức lương tối đa thấp nhất lần lượt là: Hành chính/Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng.
Đối với ngành Hành chính/Thư ký, mức lương cho vị trí có kinh nghiệm là 8 triệu đồng, vị trí Quản lý/Giám sát có mức lương vào khoảng 15 triệu đồng.