5. Tê giác trắng
Loài tê giác trắng.
Mặc dù có tên là tê giác trắng nhưng loài động vật này có lớp da màu xám tro, hoàn toàn giống với màu của loài tê giác đen. Theo các nhà sinh vật, sở dĩ loài tê giác này được gọi là trắng vì từ “white” trong tiếng Anh đồng âm với từ “weit” trong tiếng thổ dân Afrikaan có nghĩa là “rộng”, ám chỉ chiếc miệng rộng của chúng.
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi.
Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến bảy con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin.
Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lỗi ra của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn ở các vùng xavan. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống. Tê giác trắng có trọng lượng lên đến 4.500 kg, xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng hôm nay.
4. Hải tượng phương Bắc
Hải tượng phương Bắc.
Hải tượng trưởng thành rất dễ dàng nhận biết bởi hai chiếc ngà đặc trưng cùng râu của chúng. Con đực trưởng thành có thể nặng hơn 5.000 kg. Moóc sống chủ yếu ở vùng nước nông trên thềm lục địa, trên các tảng băng và tìm kiếm thức ăn ở các khu vực biển nông.
Hải tượng có tuổi thọ khá dài, sống theo bầy đàn và là loài đặc trưng của vùng biển Bắc Cực. Hải tượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của một số dân tộc vùng vòng Bắc cực, chúng cung cấp thịt, mỡ, da, ngà, và xương cho cuộc sống của họ.
Trong suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, hải tượng đã bị săn bắt nghiêm trọng để lấy ngà và thịt khiến số lượng chúng giảm nhanh chóng trên toàn khu vực Bắc Cực. Hiện nay, số lượng của chúng đang tăng dần ở mức chậm nhưng môi trường sống bị đe dọa khiến chúng sống phân tán. Với cân nặng lên đến 5.000 kg, hải tượng xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng này.
3. Voi rừng rậm châu Phi
Voi rừng châu Phi là một loài voi sống ở trong rừng tìm thấy ở vùng lòng chảo Congo. Nó là loài voi nhỏ nhất trong ba loài voi vẫn còn tồn tại, nhưng vẫn là một trong những loài động vật lớn nhất trên mặt đất.
Voi rừng châu Phi và Voi đồng cỏ châu Phi từng được coi là một loài cho đến khi các nghiên cứu về di truyền chỉ ra rằng chúng tách ra khỏi nhau ước chừng 2–7 triệu năm trước. Từ con số ước chừng khoảng hơn 2 triệu cá thể trước thời kì thuộc địa ở châu Phi, số lượng loài vào năm 2015 ước chừng chỉ còn khoảng 100.000 con, chủ yếu sống trong các khu rừng Gabon.
Do có tỷ lệ sinh thấp hơn, Voi rừng châu Phi mất nhiều thời gian hơn để hồi phục từ nạn săn bắt trái phép, khiến số lượng nó giảm 65% từ năm 2002 tới năm 2014. Ước chừng rằng Voi rừng châu Phi có thể tuyệt chủng trong vòng mười năm. Voi rừng rậm châu Phi có kích thước khoảng 6.000 kg.
2. Voi châu Á
Voi châu Á.
Voi châu Á cũng khác voi châu Phi ở chỗ lưng chúng còng hơn, đầu của chúng có khối u chứ không thuôn như voi châu Phi, chúng chỉ có một "ngón tay" ở đầu vòi có thể cầm nắm được thay vì hai "ngón" đối với loài voi châu Phi.
Ở dưới chân voi châu Á có bốn móng ở chân sau thay vì ba móng và 19 cặp xương sườn thay vì 21 cặp ở voi châu Phi. Ngoài ra, không giống như voi châu Phi, voi cái châu Á không có ngà. Voi Châu Á có kích thước khoảng 8.000 kg.
1. Voi đồng cỏ châu Phi
Voi đồng cỏ châu Phi.
Quán quân trong bảng xếp hạng không ai khác chính là loài voi đồng cỏ châu Phi. Những con voi đực to lớn có thể có khối lượng cơ thể lên tới 7.500 kg và cao trên 4 m. Những con voi cái nhỏ nhất thì chỉ cao 2,7 m và nặng 3.000 kg. Nhìn chung với tầm vóc khổng lồ của mình, trên thảo nguyên châu Phi hầu như voi rừng không bị động vật nào gây hấn, kể cả những mãnh thú săn mồi, tuy nhiên voi rừng cũng có thể bị đàn sư tử giết chết nếu đi lạc vào lãnh địa của sư tử.
Voi đồng cỏ châu Phi có tai to nhất trong các loài voi. Vòi của chúng có 2 ngón tay chứ không phải 1 như ở Voi châu Á (Elephas maximus). Ngà Voi đồng cỏ châu Phi dài tới 3 m và nặng khoảng 15–20 kg. Cả voi đực và voi cái đều có ngà. Chúng có bốn cái răng hàm lớn, mỗi hàm có hai cái, mỗi cái có đường kính 10 cm và dài 30 cm.
Voi có một trí tuệ xếp vào hàng đứng đầu trong số các loài động vật. Chúng có khả năng ghi nhớ rất tốt. Voi đầu đàn thường dùng khả năng này để dẫn đàn di chuyển tìm nguồn nước và thức ăn. Voi giao tiếp bằng việc phát ra hạ âm.